Archive for Tháng Bảy 23, 2009
Tiếng gọi
Minh hoạ Đỗ Đức
Phạm Ngọc Tiến
Gộc, không phải tên thật của lão. Cái tên đó do người dân làng Mai gọi lâu dần thành quen. Ngẫm cho cùng cái tên với đời người cũng chả mấy quan trọng. Với lão Gộc thì khác. Cái tên gắn bó với cuộc đời đầy bí ẩn của lão. Thêm điều này nữa, người làng Mai thường lấy tên lão để hù dọa lớp công dân hậu sinh đang ở giai đoạn tập ăn, tập nói. Đại loại:
Chuyện nằm trong ký ức
Minh họa của Đỗ Đức
Phạm Ngọc Tiến
Tặng H và T…
Trong đời, đôi khi có những việc thoảng qua rồi nằm lặng vĩnh viễn trong sâu thẳm của ký ức mịt mùng. Một khuôn mặt người, một hoàn cảnh trắc trở éo le mà ta lâm vào, hoặc cả một mối tình câm lặng chết rụi. Như đêm dài thăm thẳm, chợt bình minh thức dậy, cái ký ức mịt mùng kia chợt bừng sống trả lại cho ta vẹn nguyên những gì ta từng có, từng sống, để rồi buộc ta phải dày vò ân hận, tiếc nuối hoặc vui mừng hoan hỉ. Chiều kích nào, thái cực nào cũng khiến ta xốn xang tâm trạng. Thì đây chiều nay…
Chuyện làng Nhô ( Phần 4)
19-Nhà Khê- Buổi sáng.
Nhà Khê, buổi sáng sớm. Khê ngồi uống trà một mình. Khả đàng hoàng đi vào. Khê vẫn ngồi yên:
-Lại còn việc gì nữa đây, bao giờ tôi mới hết nợ hở trời.
Khả cười tươi:
-Nợ đời có bao giờ hết được.
-Anh còn cần gì ở tôi nữa?
-Kìa chú Khê, anh em như chân với tay, hề hề, chú cứ gay gắt làm gì. Ờ, mà chú không mời nước tôi sao?
Chuyện làng Nhô ( Phần 3)
12- Cánh đồng- Tối.
Xong việc, Khả nằm vật ra, thở hổn hển.
Xinh, tay ôm ngực trần, ngồi co ro, khóc thút thít:
-Đồ tồi. Anh là thằng khốn nạn.
Khả bật dậy. Hắn nhìn Xinh chằm chằm.
Khả đưa tay vuốt ve Xinh.
Bây giờ, Xinh không phản ứng gì.
Chuyện làng Nhô ( Phần 2)
5- Quá khứ của Trịnh Khả/ Giảng đường. Ngày.
Mắt Khả dần tối lại. Từ mắt Khả, quá khứ quay trở về.
Giảng đường. Khả đứng trên bục. Kết thúc một buổi lên lớp:
-Tôi từng du học ở Liên Xô. Tôi đã nhìn tận mắt những thành tựu kỳ diệu của năng lượng nguyên tử. Trong một tương lai không xa, các nhà máy điện nguyên tử sẽ mọc lên ở Việt Nam . Không ai khác, chính các anh, các chị là chủ nhân thực sự của ngành công nghiệp hiện đại ấy.
Chuyện làng Nhô ( Phần 1)
Tìm lại được cái kịch bản “Chuyện làng Nhô” viết tay năm 1994, nhân chuyển nhà sang Plus bèn nhờ đánh máy rồi post lên đây để lưu giữ như một kỷ niệm. Ai đã học biên kịch hoặc có ý định viết kịch bản thì đừng đọc và nếu có đọc xin thể tất cho một kẻ ngoại đạo. Dạo tôi viết cái này mù tịt về kiến thức kịch bản, cứ nghĩ kịch bản thì nó cũng na ná như văn xuôi khác chăng là phải thể hiện nó bằng hình ảnh chứ đừng nội tâm nội tiếc, đừng nghĩ nghĩ suy suy, tương lai tương liếc văn veo mà rách việc. Giản đơn hơn là viết những gì mà mắt người có thể nhìn thấy, có thể hình dung rõ ràng vóc dáng, động thái…
Lan man hè phố
Có lẽ không đâu như ở Hà Nội, vỉa hè chiếm một khoảng quan trọng trong đời sống tinh thần của những công dân thực sự là người thành phố. Chỗ này tôi không có ý phân biệt, nói thực sự là bởi vì chỉ có những người sinh thành ở phố phường, sau này lớn lên mới có một ký ức tuổi thơ gắn chặt với hè phố cùng bao nhiêu kỷ niệm in hằn vết dấu trong tâm hồn. Lại nữa, vỉa hè không chỉ là chứng nhân là dấu tích tinh thần mà nó còn đúng nghĩa là đời sống thật sự của không ít người, không ít gia đình nhất là ở thời điểm hiện tại khi giá trị mặt tiền phố phường là cơm áo gạo tiền, là bạc là vàng, ở đó cái vỉa hè cũng lại là điều quyết định.
Các nhà văn đóng phim hãi lắm

Hiện thực ảo
Tôi có một người bạn văn hơn tôi quãng gần chục tuổi. Anh cầm bút đã lâu, vốn liếng tàm tạm mươi đầu sách, cuốn được, cuốn không nhưng đủ tạo thành một tên tuổi lớn. Tôi coi anh vừa là bạn, vừa là thầy, rất đỗi yêu thương, kính trọng. Anh là người nghiêm cẩn với văn chương, triệt để tuân thủ hiện thực, chỉ viết những gì mắt thấy, tai nghe. Âu đó cũng là một phong cách hay.
“Đường chúng ta đi”
Tản bút của Phạm Ngọc Tiến
Xin lỗi nhà văn Nguyên Ngọc khi tôi mượn cái tên tuỳ bút “Đường chúng ta đi” rất nổi tiếng dạo chiến tranh chống Mỹ của ông để đặt tít cho bài tản bút này. Sở dĩ phải mượn vì chẳng còn cái tên nào khả dĩ hơn dù rằng cùng là con đường nhưng con đường mà người lính nhà văn Nguyên Ngọc cùng những thế hệ thời của ông đi mấy chục năm trước xuyên qua chiến tranh đến với cái đích chiến thắng giải phóng đất nước, khác xa một trời một vực với con đường tôi đề cập trong bài viết. Con đường nào vậy? Xin thưa rất đơn giản là con đường chúng ta đi hàng ngày trong thành phố để đến với công sở, trường học, nhà máy… đến nơi mà mỗi người hoặc là để kiếm sống, hoặc là để học tập, làm việc hay thư giãn nghỉ ngơi và rồi hết mỗi ngày lại ngược trở lại hành trình về với ngôi nhà của mình. Con đường hôm nay chúng ta đi không có hy sinh, tất nhiên! Nhưng mất mát thì chẳng thiếu, tai nạn xảy ra hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm nếu thống kê lại chẳng thua gì cái giá phải trả cho chiến thắng của một trận đánh lớn. Gian khổ cũng không! Có cái gì việc đi lại mà gian khổ nhưng cũng đừng đùa, đầy rẫy khó nhọc gian truân đấy, thậm chí còn là nỗi ám ảnh khôn cùng.
Bình luận mới nhất