Điếu văn cho người sống- 2 (Truyện ngắn)

Tháng Mười Một 2, 2009 at 2:38 chiều 125 bình luận

Ma lực của người đàn bà khiến những dòng chữ lại nhảy múa “Giám đốc Trần Vũ con người của nền kinh tế tiếp cận thị trường, làm ăn năng động, táo bạo. Tác phong đúng mực, sống liêm khiết, giữ vững phẩm chất đạo đức…”.

Tất cả những điều ấy bài báo nói hoàn toàn đúng. Chính nhờ ả thư ký này mà y nổi tiếng toàn ngành là con người mẫu mực về đạo đức sinh hoạt. Chuyện ấy nói sau. Còn về mặt năng động thì y có quyền tự hào. Trong lúc một loạt xí nghiệp có nguy cơ giải thể thì xí nghiệp y phồn thịnh hơn bao giờ. Quân tướng của y rải rác đủ bốn phương, tám hướng làm không bao giờ hết việc. Nhiều việc ắt đời sống phải lên. Dịp họp hành, tổng kết, sân cơ quan y nêm cứng xe máy các loại. Giá không có cái biển đề đề to tướng “Xí nghiệp lắp máy công trình” hẳn khách sẽ nhầm đây là cơ quan bao cấp kiểu “Vốtcô” hay “Hải quan” gì đấy. Bí quyết ư? Nhiều lắm nhưng phải cần bí mật. Kinh tế thị trường mà. Chỉ xin tiết lộ điều này. Chính y chủ động xé rào nâng tỷ lệ thưởng phần trăm A, B trong ký kết hợp đồng nên khách hàng xô nhau đến. Bản thân y liêm khiết chưa hề thò bút ký nhận một khoản tiền thưởng ngoại lệ nào, chỉ riêng điều đó y đã đủ uy tín để cấp trên cho qua cái khoản xé rào trái luật kia. Tất nhiên cái liêm khiết bây giờ cũng phải nhìn theo quan điểm mới. Đúng thế, quan trọng nhất là công việc chạy, còn mọi chuyện vặt vãnh bỏ qua. Đại loại thế, xí nghiệp y khoản nộp lợi nhuận đứng vào hạng nhất, nhì của thành phố nên chẳng ai dám suy bì kèn cựa. Uy tín của y là ở đấy.

Lại nói đến chuyện ả thư ký cũ. Bốn năm trước ả hai mươi tuổi và đẹp khủng khiếp. Lúc ấy y mới được đề bạt giám đốc. Ả là thư ký của giám đốc cũ. Chẳng hiểu sao ông ta tự nhiên lại nằng nặc xin về nghỉ. Sau đó thì y biết. Ông đã cắn câu ả và cú xin nghỉ vội vã là một cuộc chạy trốn nhằm cứu vớt cuộc đời. Ả đẹp. Đẹp hoàn chỉnh đến độ không thể tả từng chi tiết được. Đặc biệt ả có cặp mắt rất sáng. Không phải cái sáng trong tinh khiết mà là thứ ánh sáng lúc sắc lạnh lúc bừng bừng như có lửa. Thoạt đầu chỉ bằng trực giác y đã nhận biết ả là con thú non nhưng đã thành tinh trước tuổi. Và y hết sức đề phòng. Khổ nỗi giám đốc và thư ký phải cặp kè làm việc thường xuyên. Được mươi ngày y đã bị ả hút hồn. Những lúc gần gũi chỉ thoảng mùi da thịt của ả lan tỏa là cổ họng y tắc nghẹn và đầu óc thì mụ mị. Vốn thực tế nhưng y đã mắc bệnh léng phéng mơ tưởng. Ả kia đánh hơi rất nhạy. Ả cố đẩy nhanh tiến độ sập bẫy. Mắt ả dạn dĩ: “Phải thế thôi ông ạ. Cũng giống như vị giám đốc trước. Ông hàng đi. Không thiệt đâu!”. Y lảng tránh cái nhìn chết người ấy. Y sợ. Những lúc như thế y đâm oán vị giám đốc cũ, già khú đế còn ham hố gái giếc để lại tai họa cho y. Một hôm y thấy người tưng tửng khác thường. Suốt buổi sáng y cứ ngọ nguậy trên ghế chẳng làm được việc gì cho ra hồn. Y thấy rợn rạo. Ngọn lửa thèm khát âm ỉ cháy khiến người y phừng lên như phát sốt. Y nuốt khan đến chục bận. Môi y khô rát. Đến lúc chẳng biết ma xui, quỷ ám thế nào, y lọ mọ đút nhầm đầu lửa điếu thuốc đang hút vào môi thì ả tiến lại: “Ông ốm à?”. Rất tự nhiên ả áp tay vào trán y. Mát lạnh. Y nhắm mắt đến hàng phút. Y vẫn còn đủ sức gạt tay ả. Chẳng ngờ tay y văng phải lần ngực mềm mềm. Y nuốt ực nước miếng, xô ghế đứng dậy. Cũng chính lúc ấy trong óc y lóe lên lằn chớp: “Sự nghiệp!”. Thay cho động tác ngã nhào vào ngực người con gái đẹp, y lừ lừ đi vào nhà tắm thông với phòng làm việc. Y trút bỏ áo quần đâm thật mạnh “cục nợ” vào tường. Đau điếng! Và y xối nước như muốn rũ trôi giác cảm nhục dục đang tràn dâng. Thân thể y lừng lững trong gương tràn trề sức lực như một mãnh thú. Y đã mập nhiều lên so với hồi trẻ. Y đau đớn nhận thấy cảm giác kia càng bùng dữ dội. Chết mất.

Thấy y tóc tai rượi rã, ả nhoẻn cười thông cảm. Đã định thần y nói thật nhẹ:

– Cô về làm việc đi.

Ả ngây người. Ả vẫn tin mình cầm chắc phần thắng nên tiếp tục đùa cợt:

– Ông không thích em à?

Y lạnh lùng: “Cô hãy nghiêm chỉnh. Cô nên nhớ tôi là giám đốc!”. Ả vụt hiểu. Cơn giận giữ của một kẻ tự tin thấy ưu thế sắc đẹp của mình bỗng chốc tiêu tan, vô dụng, khiến ả hét lạc cả giọng:

– Giả dối! Ông cũng như ông giám đốc tiền nhiệm của ông thôi. Tôi đi guốc trong bụng các người. Ông không cần tôi. Vậy thì các vị tuyển thư ký trẻ đẹp làm gì? Giả dối! Tôi sẽ đi ngay khỏi đây. Thôi việc ngay lập tức, không làm phiền gì nếu ông trả lời trung thực: Ông có thèm khát tôi không?

Đến lượt y ngây người. Y ấp úng:

– Lấy gì làm bảo đảm lời cô?

– Tôi không phải là súc vật. Tôi là con người. Ông hiểu chưa. Tôi không thèm nuốt lời.

Im lặng đến rợn người. Y từ từ gục xuống bàn, vai rung bần bật, giọng đứt quãng phều phào: “Có. Tôi yêu cô. Nhưng không thể…”. Cơn tự ái của ả lập tức được xoa dịu. Ả nhoẻn cười hiền lành, nâng đầu y, nói thật dịu dàng: “Em cảm ơn ông!”.

Ả giữ đúng lời hứa. Ngay hôm sau ả cuốn xéo hẳn khỏi cơ quan, y liền bổ nhiệm vào chức vụ ấy một người đứng tuổi cùng giới. Y cũng không quên hùng hồn giải thích rằng, việc các vị lãnh đạo dùng thư ký trẻ đẹp là một sai lầm không thể tha thứ. Chuyện lan xa, y nổi tiếng toàn ngành là người có tư cách tốt. Sau đó lãnh đạo ngành ra hẳn một văn bản cấm dùng thư ký nữ đối với giới lãnh đạo mày râu. Đấy, chính nhờ ả mà y tạo thêm tăm tiếng.

Bây giờ ả choàng tay qua vai y lào phào: “Đừng ngại, ở đây an toàn lắm. Yêu em đi ông. Em muốn trả ông món nợ “trung thực” năm trước.”. Y rúm người. Y thấy sợ hãi vì cái nghĩa cử “ếch trả nghĩa cua” này, dù rằng bây giờ cũng như bốn năm trước, y thật sự muốn nghiến ngấu ả cho vợi cơn thèm khát. Y né mình tránh người đàn bà ma quỷ. Ả cười. Lần này là một nụ cười độ lượng: “Em biết. Ông vẫn thế. Người như ông không bao giờ hết sợ. Em thành thực tôn trọng ông.”. Y loạng quạng đứng dậy trả tiền. Mắt y nhớn nhác. Không có ai, y yên tâm bước lùi lũi khỏi quán.

*

*    *

Phải một quãng xa, y mới dám ngoái lại nhìn. Hú vía thật. Có cái gì như định mệnh xếp đặt bắt y gặp lại ả thư ký vào buổi tối này khiến y kinh hoàng. Ả nói đúng. Tận bây giờ y vẫn chưa hết sợ. Và tiếc. Y chạnh lòng nghĩ tới vợ. Y vẫn chưa quên tiếng cười mỉa mai của vợ hồi chiều. Vì thế, dù đã chán ngấy cuộc dạo chơi bất đắc dĩ, y vẫn cố lục tìm trong trí nhớ một địa chỉ khả dĩ để có thể tâm tình hết các đêm oan nghiệt này. Y ít bạn. Ở bất kỳ cương vị nào, y cũng được đánh giá là người tốt. Có lẽ vì thế nên ít bạn là phải. Cái tốt dễ bị tỵ hiềm. Nói thế, chứ trong cơ quan, y cũng có khối kẻ thân tín nhưng tâm sự với đám ấy quá là tự thít dây thòng lọng vào cổ mình. Y nghĩ đến bạn cũ. Lớp cùng trang lứa với y ở trường học đợt nhập ngũ vào chiến trường đã nằm lại gần như toàn bộ. Còn sót lại vài người cũng đã phiêu bạt tận đẩu đâu hết cả. Bỗng y suýt reo lên. Y đã nhớ ra một địa chỉ lý tưởng. Phải cái, người bạn ấy có phần điên dại. Sống thời này mà đầu óc cứ ngắc ngơ tận chín tầng mây. Thương binh hẳn hoi làm thơ có tiếng mà nhà cửa tuềnh toàng vợ con nheo nhóc “mướp” còn hơn cả mồng tơi đứt gốc. Thơ với thẩn thì “mướp” chẳng oan. Đã thế còn khí khái cao ngạo, khinh bạc tiền nong, chỉ một tợp rượu là coi Trời cũng chỉ ngang bằng với vung xoong quấy bột. Là bạn cũ nhưng hai người không hợp tính, ít thăm thú nhau. Có vài lần y thực lòng muốn giúp bạn nhưng bị Vũ (bạn y cũng tên Vũ – Nguyễn Vũ) bốp chát từ chối. Y cũng hiểu mỗi người mỗi nghiệp. Không nói ra nhưng y cũng mang máng biết bạn cám cảnh cái “nghiệp” của y. Dù vậy, y vẫn giữ mối quan hệ với Vũ.

Y đã đứng trước nhà bạn. Y không tin vào mắt mình. Người duy nhất để y có thể trao gửi đêm nay đã nằm trong chiếc quan tài đỏ chót đặt chính giữa nhà. Ngoài cửa, vòng hoa chen nhau xếp chật. Y thảng thốt hơn là đau đớn. Vợ Vũ, một người đàn bà gầy guộc nhàu nát, tất tưởi đón y vào. Ban nhạc hiếu gồm mấy người già có, trẻ có đang quây tròn bên cỗ tổ tôm, thấy có khách viếng vội vã bỏ cuộc chơi, tấu lên một bản khóc trầm buồn ngắn ngủi. Vợ Vũ mắt khô quầng, mệt mỏi:

– Nhà em phát bệnh đến tháng nay. Nằm liệt ở bệnh viện. Tối qua anh ấy nằng nặc đòi. May mà về kịp đến nhà chứ không đành mang tội với Trời.

– Vũ bị bệnh gì?

– Vẫn bệnh cũ. Em tưởng anh biết. Hồi ở chiến trường nhà em bị nhiễm độc da cam. Bệnh âm ỉ mấy năm nay. Tháng rồi mới phát. Nhanh lắm. Được cái nhà em tỉnh. Đau nhưng tỉnh. Đến chết vẫn tỉnh. Dặn dò vợ con, anh em khắp lượt.

– Ngày ấy tôi làm nhiệm vụ ở ngoài này – Y ấp úng giải thích – Lâu nay tôi bận quá không biết gì cả. Bây giờ cũng thế, tôi vô tình đi ngang qua. Thật tội.

Đến lúc này người đàn bà mới sụt sịt khóc. Sức lực của chị ta đã kiệt. Y thấy nao lòng. Lúc ấy có một đoàn khách đến viếng. Nhạc lại cử một bản trầm buồn ngắn ngủi. Họ xếp hàng một tiến vào. Từng người trịnh trọng đặt lên quan tài tờ giấy mỏng đặc chữ. Người sau cùng không đặt tờ giấy mà xếp lên trên một tờ báo thẳng thớm. Y ghé mắt nhìn. Tin buồn Vũ mất ngắn chỉ mươi lăm dòng. Ảnh Vũ ngày trẻ cười cợt. Ô hay, ảnh người chết sao lại cười? Phần dành cho Vũ chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ trên trang báo. Cần gì nhiều, ngần ấy cũng đủ tóm lược một cuộc đời con người đã từng sống và đã chết. Y kinh hoàng nhận ra đó chính là trang báo có bài viết về y. Khuôn hình y chơi vơi trên chiếc quan tài đỏ. Y nhìn vào ảnh mình, dửng dưng như nhìn người xa lạ. Chẳng hiểu sao y nhập vào đám khách viếng một cách tự nhiên. Họ là những người bạn thơ của Vũ. Họ tiễn Vũ bằng rượu và thơ. Những tờ giấy mỏng tang xếp trên nắp quan tài. Lần lượt từng người rót rượu ra chén, uống một nửa. Nửa còn lại vẩy quanh chỗ Vũ nằm. Rồi họ cất lên những lời tiễn biệt. Toàn những lời cao sang và đẹp đẽ để thỏa lòng người chết hay an ủi kẻ sống? Y không biết nên thương mình, thương bạn hay thương đám người kỳ dị kia. Y biết họ cũng rặt toàn người như Vũ. Tự tin và ngây thơ. Họ sống thực đấy mà mơ đấy. Họ tự ép xác mình cố siêu thoát khỏi những cảnh sống vật vã. Họ quẩn quanh giữa mơ và thực. Họ thuộc thế giới khác. Thật lòng y kính trọng những người người như Vũ. Nhưng không hiểu họ. Chẳng nhẽ cả lúc nằm xuống rồi, Vũ cũng chỉ cần những thứ mà lúc sống anh mê đắm. Cũng có thể. Y nhìn vào khuôn mặt vàng võ, gầy guộc của vợ bạn. Có một cái gì đấy gần như nỗi xót xa chưa từng có tràn dâng trong y. Y chẳng có thơ để tiễn bạn. Y rút ví dốc toàn bộ số tiền đang có. Ngần ấy con mắt nhìn. Vợ Vũ hoảng hốt: “Đừng, xin anh đừng làm thế!”. Giọng y thoắt cái trở nên trầm đục. Cái trầm đục chứa đựng nỗi đau đớn không ngờ. Nỗi đau đớn chưa từng đến:

– Tôi biết vong linh Vũ sẽ buồn tủi. Những đồng tiền này có thể không được sạch sẽ. Nhưng muốn sống sạch sẽ cần phải có nó. Bây giờ Vũ không cần nó nữa. Nhưng chị cần. Chị phải sống!

Tất cả im lặng. Chỉ có vợ Vũ sụp xuống quan tài chồng òa khóc.

*

*    *

Y lẫm lũi trở về nhà như một kẻ mộng du. Cái ý định qua đêm đã không thành. Y nguyền rủa những sắp đặt hết sức ngẫu nhiên đến lạ lùng của cái ngày chết tiệt này. Nỗi buồn trong y vẫn dâng đầy. Khuya lắm y mới về đến nhà. Vô tuyến đang phát đi bản tin cuối cùng. Vợ y đọc báo trong phòng khách. Tờ báo viết về y. Không hiểu sao y cũng mở tờ báo nghiến răng đọc:

Giám đốc Trần Vũ, con người của thành đạt và hạnh phúc…”.

Y thấy mình cáu vô lý. Đời y thành đạt, cái đó chắc như đinh đóng cột, chẳng còn gì phải bàn nữa. Tuổi ấy, sự nghiệp ấy khối kẻ phải mắt tròn, mắt dẹt ghen tỵ ao ước. Còn hạnh phúc? Hạnh phúc, tự thân nghĩa của nó vượt trên tất thảy bèo bọt, tầm thường, kể cả những sự nghiệp vĩ đại. Nó giản đơn là cái thế giới huyền ảo, ở đấy con người được thật sự sống – Sống tử tế và đẹp đẽ. Đau đớn thay cho y, chưa bao giờ y có được cuộc sống ấy. Trái với mọi người tưởng, y cô đơn, cái cô đơn đầy bất hạnh. Từ lâu y đã ý thức được điều đó và cố gìn giữ, đào sâu, chôn chặt. Vợ y, một người đàn bà có học nhanh chóng phát hiện ra chân tướng y và lập tức thất vọng. Cái thất vọng của một kẻ có học bao giờ cũng tàn nhẫn và đáng sợ. Vợ y liên tiếp theo đuổi những cuộc tình vội vã, kín đáo đầy ảo vọng để quên đi nỗi thất vọng thật sự. Nhưng y câm lặng. Cũng có lúc y dằn vặt, muốn tung hê đi những cái sừng nhục nhã ấy nhưng y lo sợ. Sợ cái gì chỉ một mình y biết.

Y trân trối nhìn vợ. Thấy thái độ khác thường của chồng, cô ta nhún vai. Rồi vợ y buông rơi tờ báo, nói cộc lốc:

– Điếu văn.

Có tiếng sét soẹt dữ dội. Y chồm tới:

– Cô nói cái gì?

Vợ y bật khỏi ghế, cười thành tiếng:

– Điếu văn của anh…

Y sững người. Miệng lắp bắp: “Cho tôi…”. Y chợt hiểu tất cả. Một nỗi buồn và thèm khát. Và căm hờn, cả những gì xảy ra trong cái ngày khác thường này nữa. Bằng một sức mạnh bị kìm nén được giải tỏa bất ngờ, y dang tay tát thẳng vào mặt vợ: “Một người sống !”. Y giáng tiếp cú thứ hai. Y biết mình buồn nản, thèm khát và căm hơn điều gì. Y nâng vợ dậy. Bất ngờ vợ y choàng lấy chồng tức tưởi: “Nếu anh thế này từ trước. Hẳn cuộc sống của chúng mình đã khác !”. Y lạnh lùng gỡ cổ tay vợ. Trạng thái buồn nản trong y biến mất. Cả thèm khát. Cả căm hờn. Tất cả tan biến vô nghĩa. Y bước nhanh ra khỏi nhà.

*

*    *

Vào lúc hết ca làm việc, chị lao công bỗng phát hiện phòng giám đốc bật sáng từ bao giờ. Chị đã tắt rồi cơ mà. Lạ lùng, chị đẩy cửa bước vào. Chị sững người khi thấy giám đốc của mình. Chị lúng túng chào. Vẫn giữ nguyên tư thế bất động trên ghế làm việc, y phóng luồng mắt đầy uy quyền vào người đàn bà nhưng lại hỏi bằng một giọng rất đỗi đầm ấm:

– Hồi chiều chị chưa trả lời tôi. Chị sống thế nào?

Người đàn bà run rẩy. Chị thấy mủi lòng. Mắt rân rấn, chị cố kìm nén để khỏi òa khóc. Nhưng cũng chính lúc ấy y đã lạnh lùng cắt ngang niềm cảm động của chị:

– Tôi bận. Chị có thể về.

Không đợi người đàn bà ra khỏi phòng, y cúi xuống trang báo mở trên bàn. Y nhìn thật kỹ tấm hình của một người chết và một kẻ sống.

Cả hai đang cười mãn nguyện.

(Hết)

Entry filed under: Truyện ngắn.

Điếu văn cho người sống- 1 (Truyện ngắn) Tàn đen đốm đỏ- 1 (Tiểu thuyết)

125 bình luận Add your own

  • 1. meogia  |  Tháng Mười Một 2, 2009 lúc 3:26 chiều

    Truyện hay quá anh Tiến ạ.

    Cứ mải theo dõi cái vụ “điện thoại”, “thuê” gì đó bên Vọng Thanh, chưa kịp đọc cái truyện này là thiệt thòi đó các bạn còm ui!

    Trả lời
  • 2. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 2, 2009 lúc 3:39 chiều

    PR lộ quá meogia ui. Khe…khe…

    Trả lời
    • 3. meogia  |  Tháng Mười Một 2, 2009 lúc 3:57 chiều

      Đã thế cho lộ luôn: Mặc dù dù truyện hay nhưng bà con nên gác lại, vào Vọng thanh xem PNT đấu tranh tư tưởng: nên thuê hay không thuê, gọi số nào đây! hehehe, phen này chết với chị Mèo BS.

      Trả lời
  • 4. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 2, 2009 lúc 4:40 chiều

    Chết là cái chắc. Mà chết oan vì chưa có gì mới là cái chết đau chết đớn chứ. Huhu…

    Trả lời
  • 5. Small  |  Tháng Mười Một 2, 2009 lúc 4:50 chiều

    Đã đọc xong. Nhà văn đi sâu vào nội tâm của vị GĐ rất tốt. Tại sao lại đặt tiêu đề là “điếu văn cho người sống”? cháu chưa hiểu kết ý nghĩa của câu chuyện này lắm chú à! chú giải thích thêm chút xíu giúp cháu với, chú nhe! cảm ơn chú nhiều.

    Trả lời
  • 6. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 2, 2009 lúc 4:59 chiều

    Thì hình ảnh nhà thơ chết và ông giám đốc sống, sự tương phản ấy rõ thế còn gì. Chuỗi đời của ông giám đốc….
    Văn chương phải ẩn dụ, cứ huynh toẹt mọi điều thì còn gì xem nữa Small ui. Hì…hì….

    Trả lời
  • 7. Dong  |  Tháng Mười Một 2, 2009 lúc 11:51 chiều

    Bác này hay gây ám ảnh.
    Đám ma mà tả nghe khiếp. Ám ảnh mấy cái tờ giấy mỏng mỏng trên quan tài. Vào phim thì gai ốc lên.
    Em vậy chứ nhát người chết. Người sống thì chấp, nhưng đám ma là sợ, bác lại cứ ma mị thế này.
    (Chuyện bên Bọ đang hay hay, bác Tiến vào làm một cái diễn văn đọc trong Hội nghị các cây bút trẻ, tụt hứng hết muốn xạo sự, chạy qua coi đám ma, tụt tiếp chút hứng còn lại)

    Trả lời
  • 8. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 12:58 sáng

    Ám ảnh được thật thì coi như tui thắng cái vụ này rồi, nói như bọ Lập là mừng rêm. Khe…khe….
    Cái đó gọi là diễn văn thì cũng gay go đây.
    Tóm lại cái còm này của Dong ở thể nghi vấn? Lại khe…khe….

    Trả lời
  • 9. Lưu Giao  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 1:57 sáng

    Chuyện rất hay,câu kết khép truyện tuyệt vời. Nhưng đoạn nhận xét về các bạn thơ của Vũ chết làm tui chạnh lòng : Có thái quá chăng? Thi nhân xưa nay vẫn có người :
    ” Ta muốn cưỡi cơn sóng dữ
    Chém nát cá Kình ở Biển Đông…”
    Và cũng có :
    ” Góc thành Nam
    Lều một gian…”
    Sau khi đã vùng vẫy thế gian một thời.
    Thôi , tui cầm lòng vậy !

    Trả lời
    • 10. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 6:12 sáng

      Thi nhân xưa thì chịu nhưng thi nhân nay thì bạn tôi cả….chiếu, bác Trọc ơi. Khẩu khí đương nhiên rồi nhưng nhiều khi phát mệt. Chả nói đâu xa đại ca Tạo và đại ca Cương dạo tui phải hầu khi đi Ba Lan dịp đó. Tởn luôn. Tởn đến già.
      Đặng cầm lòng vậy.

      Trả lời
  • 11. Lưu Giao  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 1:59 sáng

    Lều một gian. Sửa hộ tui nhá!

    Trả lời
  • 13. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 5:45 sáng

    Bố Tiến ơi. Con nhìn bố quen lắm mà không thể nhớ được đã gặp bố chưa. Ngoài đời ấy, con không nói trên báo chí hay truyền hình đâu.

    Trả lời
    • 14. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 5:59 sáng

      Cái bản mặt tui là bản mặt của số đông, mặt của quần chúng nên ai gặp nét gì quen quen cũng là sự thường. Khe….khe….

      Trả lời
  • 15. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 5:54 sáng

    Lúc nào rảnh, bố ghé qua Blog của con cho con ý kiến bố nha. con cũng viết văn và kịch bản. Nhưng con còn kém lắm. mong những thế hệ đi trước như bố chỉ dạy con nhiều. Con là người ngoài Bắc, hiện con đang sống trong Sài Gòn. Con vào đây một năm rùi.
    http://phamtuvan.plus.vn

    Trả lời
    • 16. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 6:01 sáng

      Nhất trí. Chúc Tử Văn thuận lợi đầu xuôi đuôi lọt. Thành đạt!

      Trả lời
  • 17. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 10:27 sáng

    Bố ơi. con chưa một ngày được đào tạo qua trường sân khấu, khoa biên kịch, cũng chưa một lần được học báo chí hay lớp viết văn. con học chuyên A. Con viết theo đam mê và khả năng vốn có. vậy nên con bỡ ngỡ lắm. híc. Bố ngày xưa có thế không?
    nick: t_tuvan
    Chúc bố thành công

    Trả lời
  • 18. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 1:53 chiều

    Tui làm thợ rồi mới viết văn rồi mới được đi học. Quan trong của nghề viết là năng khiếu. là những gì bản năng. Học đowng nhiên là tốt nhưng ko phải quyết định. Quyết định là tố chất sáng tác có hay không trong con người mình.

    Trả lời
  • 19. MuaThuHaNoi  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 2:20 chiều

    Bao giờ bác Tiến viết entry về cái sự đổi nghề của bác đi, chắc nhiều bất ngờ phải không ạ?
    Em ngày xưa học chuyên văn vậy mà sau làm nghề Kế Toán

    Trả lời
    • 20. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 3:30 chiều

      Tui mang tất tật mọi thứ đời tui cho vào truyện vào kịch vào mọi thứ văn veo nhăng nhít. MTHN muốn biết sự bất ngờ ấy thì chịu khó tra tấn mình đọc hết của tui khắc biết rõ. Thấy tui khôn phết biết PR đấy chứ nhỉ. Khe…khe…

      Trả lời
  • 21. Mèo con  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 3:28 chiều

    Yêu anh Tiến đẹp trai lắm lắm

    Trả lời
  • 22. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 3:32 chiều

    Mợ hoặc cậu nào ơi tha cho tui đi. Bản mặt tui mà bảo đẹp trai có khác gì chửi cả thiên hạ….mù. Khe…khe…Sướng run cả tóc.

    Trả lời
  • 23. Mèo con  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 3:47 chiều

    Quyền lực đầy mình, xung quanh đầy “ái nữ” mà sao lại cô đơn tê tái như vậy. Sống mà cứ phải kìm nén, chịu đựng kiểu đấy, chết sướng hơn.

    Mèo con thấy ngay ở thời đại này, những giám đốc hao hao như “Y” nhiều lắm.

    Đọc xong truyện, mèo con muốn được làm chị dọn vệ sinh phòng để gần gũi, xoa dịu nỗi cay đắng cho Y. Và cũng để có được số phận may mắn hơn 2 “ái nữ” còn lại: vợ và nàng thư kí. hihiiiii

    Trả lời
    • 24. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 3:58 chiều

      Làm lao công khổ lắm Mèo con ơi. Khổ nữa nếu lại có nhan sắc. Đừng dại.

      Trả lời
      • 25. Mèo con  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 4:05 chiều

        Vì… thương nên em phải… đèo bòng, Tiến ơi!

        Trả lời
  • 27. Mèo con  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 3:56 chiều

    Đố anh Tiến đoán được Mèo con là ai đấy. (đố vui có thưởng đấy nhé, hahaaa)

    Trả lời
  • 28. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 3:59 chiều

    Chả ham thưởng. Cũng chả dại đoán mò. Tẽn tò chả chơi. Khe…khe…

    Trả lời
    • 29. Ông Đồ Già  |  Tháng Mười Một 7, 2009 lúc 10:26 chiều

      Mèo con Ở ngay trong nhà ấy. Hehee…

      Trả lời
  • 31. meogia  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 5:39 chiều

    Bác PNT, hehe 25 năm trước em là meocon đó! Ủa, sao không tin???

    Trả lời
    • 32. Mèo con  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:26 sáng

      Mèo con có hóa mấy kiếp nữa thì giọng cũng không trơ khấc thế này. Chắc meogia là họ hàng xa của em đó thôi, Tiến ạ. hihiii

      Trả lời
      • 33. meogia  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:48 sáng

        Thế mới có Mèo Con và Meogia chứ, ai trẻ được mãi đâu Mèo con ơi. 25-30 năm trước bác cũng là mèo con mà! Bây giờ bác già, sắp hóa cáo rồi, huhuhu!

        Trả lời
      • 35. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:56 sáng

        Nhất trí. Nhất trí!

        Trả lời
  • 36. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 6:12 chiều

    Tin thì tin không tin thì thôi…Thơ Nguyễn Trọng Tạo.

    Trả lời
  • 37. tử văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 7:58 chiều

    Bố nói chuyện rất dí dỏm. Con kết bố cũng vì lẽ đó. Bố nói con có nhiều giải, nhưng mà con cũng chán. Vì có giải mà có giải quyết được gì đâu. Híc.
    Không biết đến bao giờ con mới nổi tiếng như bố ha. Đừng nói là khi con bằng tuổi bố nha.
    Bố có nick ko, cho con đi. Bố con mình chát chít.
    của con là: t_tuvan
    0972771298
    chúc bố khỏe

    Trả lời
    • 38. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 8:52 chiều

      Người thân gọi tui là Chích chòe. Dí dỏm thì vẫn nhưng tui có cái tật vung lưỡi chuyên rước họa vào thân. Chót đời vẫn bát nháo chi khươn. Nhưng mà vui. Đời cũng chỉ cần thế.
      Sự nổi tiếng tựa như một cuộc tình đỏng đảnh ấy mà. Theo thì nó chạy. Chạy thì nó theo. Túm lại là cứ lao động hết mình và quan trọng nhất là Biết Mình.
      Chát chít tui ko rành lắm. Vì ngại mất thì giờ vả lại quỹ thời gian của tui còn quá ít. Cảm ơn vì số điện thoại.

      Trả lời
  • 39. tử văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:07 chiều

    Không hiểu sao con lại khoái nói chuyện với bố. Thấy tự nhiên, ko bị gò bó. Bố có dex tính không. Khoái nói chuyện, khoái luôn cách viết của bố. Văn phong của bố hay và thâm thúy lắm. Bao giờ con mới thâm thúy như bố nhỉ. Con còn non lắm.

    Trả lời
  • 40. Small  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:11 chiều

    Nhà chú PNT có 3 mèo rồi. Tưởng lên blog thoát được mèo, ai dè toàn gặp mèo thế này, hihi – mèo bự, meogia, giờ mèo con- chắc chú PNT biết ko thể thoát khỏi mèo nên đã tập cách yêu mèo từ lâu, vì thế mà chú ấy yêu mèo nhiều như thế 🙂

    Trả lời
    • 41. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:27 chiều

      Đúng thế thật, yêu cũng phải tập. Tui có một bức tranh mèo đẹp tuyệt, để hôm nào post lên.

      Trả lời
  • 42. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:20 chiều

    Văn cũng là một con mèo nữa này

    Trả lời
  • 44. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:26 chiều

    * Tên khai sinh: Phạm Ngọc Tiến, sinh ngày 2 tháng 7 năm 1956, tại Hà Nội. Quê gốc: xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Hiện nay ở Mai Động, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1997).

    * Phạm Ngọc Tiến hiện nay là biên tập viên Hãng phim Truyền hình Việt Nam – Đài Truyền hình Việt Nam.

    * Tác phẩm chính đã xuất bản: – Họ đã trở thành đàn ông (truyện ngắn, 1992); Tàn đen đốm đỏ (tiểu thuyết, 1994); Đợi mặt trời (truyện dài, 1995); Những sinh linh bé bỏng (truyện ngắn, 1996)…

    – Giải thưởng văn học: – Giải nhì cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ Quân đội với truyện ngắn “Chạy trốn”; – Giải thưởng về đề tài chiến tranh cách mạng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông”; – Giải A cuộc thi viết về thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng (1993 – 1995) với truyện vui “Đợi mặt trời”; Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 5 năm (1991 – 1996) với tiểu thuyết “Tàn đen đốm đỏ”.� – Giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1996 với tập truyện ngắn “Những sinh linh bé bỏng”.

    Trả lời
    • 45. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:31 chiều

      Cái gì thế này? Giời ạ, nó từ bao giở bao giờ có khác gì xác ướp. Xóa thì e mất lịch sự.

      Trả lời
      • 46. Small  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:38 chiều

        Cháu thấy thông tin này bổ ích cho các fan hâm mộ của chú đấy chứ ạ! với chú là xác ướp nhưng với đọc giả thì bổ ích. Cảm ơn Tử Văn vì đã post thông tin này.

        Trả lời
      • 48. Girl xinh  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:18 sáng

        Đọc xong truyện, em vội chạy tới cơ quan để chiêm ngưỡng thần tượng… Nhưng vừa gõ cửa, chú Hoài Văn đã sẵng giọng “TIẾN ĐI ỈA RỒI NHÁ”.
        Em ngại quá, đứng nép ngoài cánh cửa chờ anh. Chờ mỏi cổ cả tiếng đồng hồ mà chả thấy. Tội nghiệp anh! Nghe nói cơ quan sửa Toilet?! Chắc anh phải chịu đựng cả tháng rồi nên mới thế…

        Trả lời
        • 49. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:51 sáng

          Cái này ghê quá, nội bộ lục đục đây mà. Khe…khe….

          Trả lời
        • 50. meogia  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 3:21 chiều

          Cái còm của cô Girl xinh này đặc biệt. Ngày MG còn bé, tiếp xúc với các chú, các bác ở Hội Văn Nghệ, MG thần tượng họ lắm, chả bao giờ nghĩ họ cũng… như người bình thường, nói chi nghĩ đến chuyện họ có thể đi toalet.

          Hehe, nói chuyện vui một ý, chúc chủ nhân blog và các bạn còm (đa số trẻ hơn tui) một weekend vui vẻ.

          Trả lời
          • 51. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 5:31 chiều

            Vui vẻ chỉ mỗi tui cúm là thiệt.

    • 52. MuaThuHaNoi  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 10:08 chiều

      To Tử Văn:
      Chào bạn Văn. Bạn lấy những thông tin này từ trang web nào hay từ tài liệu nào vậy? Tôi thấy đây là những thông tin cá nhân của bác Tiến. Mà những gì thuộc về riêng tư, cá nhân thì ta nên xin ý kiển của cá nhân đó trước khi đăng công khai ở bất kỳ đâu.

      Hii bác Tiến ơi, nếu những thông tin này mà có sẵn trên google thì bác nhớ liên hệ với công ty này nhé, họ đã hỏi ý kiến bác chưa ạ? Giả sử mà có đăng trên google mà ko xin ý bác là phạm luật rồi, còn phải trả tiền bản quyền ý nữa chứ.

      Trả lời
  • 53. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:33 chiều

    Con quen anh Nguyễn Sĩ Tiến – nhà hát tuổi trẻ 2. Híc. Cũng gần chỗ bố đấy. Lau rùi con không liên lạc với anh. Con mất số và quên email rùi. Híc. Bố biết anh ấy không. Người trong nghề, chắc bố biết.

    Trả lời
  • 55. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:56 chiều

    TRỜI ĐẤT. bố hình như ngồi suốt trên mạng hay sao ấy nhỉ. Con tìm mài mấy thấy thông tin về bố đấy. Nhìn tấm hình bên cạnh tiểu sử, trong ngồ ngộ.kekeke

    Trả lời
    • 56. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 10:10 chiều

      Thì ngồi làm việc trên máy cả ngày mà. Trừ những lúc ăn nghỉ. Khe…khe….

      Trả lời
  • 57. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:59 chiều

    ảnh của bố này……………

    Trả lời
    • 58. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 10:11 chiều

      Cái hình này chụp lúc tui đang khỏe 74 kg và tóc bổ ngôi giữa kiểu cố tổng bí thư Lê Duẩn. Giờ thì điều đó là cổ tích.

      Trả lời
    • 59. Girl xinh  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 4:39 chiều

      Khiếp quá. Tử Văn là gã nào mà nịnh anh ác thế. Cảnh giác nhé anh!!! haha

      Trả lời
      • 60. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 10:32 chiều

        Ngoài cật một manh da lão hóa, trong tim van hở lung tung, còn có cái chi mà cảnh giác. Khe…khe….

        Trả lời
        • 61. meogia  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 10:44 chiều

          “…Ngoài cật một manh da lão hóa, trong tim…” Hehe, the la o Can Giuoc roi!

          Trả lời
          • 62. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 10:47 chiều

            Tự tế sống mình đấy. Khe…khe….

          • 63. meogia  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 10:55 chiều

            Hehe, truoc khi pha bom, cac chien sy minh cung lam le truy dieu song, nhung van an lanh tro ve! Lac quan lam PNT oi!

          • 64. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:06 chiều

            Lạc quan, nhất trí.

  • 65. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 10:12 chiều

    Bố à, để in một tập sách mất nhieuf tiền không bố. Thủ tục có đơn giản ko ạ. Con không biết thế nào. Bố chỉ dẫn dùm con được không. Tập truyện ngắn
    thank you bố nha

    Trả lời
  • 66. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 10:16 chiều

    Cũng ko rành lắm vì tui in sách trước nay ko phải bỏ tiền. Nhưng chắc cũng không nhiều. Lấy giá bìa nhân với số cuốn là có thể biết phương phưởng. Thủ tục thì đơn giản chỉ cần Nhà xuất bản đọc biên tập và cấp giâý phép.

    Trả lời
  • 67. MuaThuHaNoi  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 10:19 chiều

    To Tử Văn:
    Chào bạn Văn. Bạn lấy những thông tin này từ trang web nào hay từ tài liệu nào vậy? Tôi thấy đây là những thông tin cá nhân của bác Tiến. Mà những gì thuộc về riêng tư, cá nhân thì ta nên xin ý kiển của cá nhân đó trước khi đăng công khai ở bất kỳ đâu.

    Hii bác Tiến ơi, nếu những thông tin này mà có sẵn trên google thì bác nhớ liên hệ với công ty này nhé, họ đã hỏi ý kiến bác chưa ạ? Giả sử mà có đăng trên google mà ko xin ý bác là phạm luật rồi, còn phải trả tiền bản quyền ý nữa chứ.

    Trả lời
    • 68. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 12:13 sáng

      To @MTHN : Sao em posting những 2 lần vậy ? Cảm phiền với Tử Văn đi em à ! PNT không thích những thông tin ấy nhưng rất tôn trọng Tử Văn nên để mà không xóa. Cũng hay, để mọi người hiểu PNT thêm một tý. Nhưng giá Tử Văn trao đổi riêng bằng Mail với Bố T thì hay hơn đó.
      To@PNT : Truyện này có thể rút ra kết luận được không ? Tui chợt nhớ câu này của ai đó : Để cho thiên hạ xem mình như kẻ chết rồi thì sống để làm chi ? Nhưng khốn thay, người ta vẫn sống sờ sờ để cho PNT viết truyện. Hehee…..

      Trả lời
    • 69. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 2:01 sáng

      Cái thông tin này nằm trong cuốn kỷ yếu Nhà văn Việt Nam hiện đại được Google đăng tải. Tất nhiên như nhiều người đang gặp vấn đề với Google về bản quyền nhưng tui thấy ko quan trọng, thậm chí lại thấy nhờ Google mà mình tập hợp được thông tin một cách dễ dàng. Vừa rồi tôi đã ký ủy nhiệm cho Trung tâm bản quyền chỗ chị Lam Luyến làm.
      Với Tử Văn cũng vậy không sao chỉ thấy ko thích đăng ở đây thôi. Mà chuyện nhỏ ấy mà. Thôi.

      Trả lời
      • 70. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 2:09 sáng

        Thầy đồ Trọc độ rày hay bắt bẻ đáo để quá. Khe…khe…

        Trả lời
  • 71. Tử Văn  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 10:32 chiều

    chết cha. híc. Bố ơi, con vô tư không quan tâm đến vấn đề này. BỐ THÔNG CẢM CON NHA.
    bỐ HỎI DÙM CON ĐƯỢC VẤN ĐỀ IN ẤN KO Ạ.CON KO BIẾT AI

    Trả lời
    • 72. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 2:14 sáng

      Không sao đâu. Vấn đề in ấn thì đơn giản thôi chỉ phụ thuộc vào chất lượng bản thảo. Gửi cho tôi rồi tôi gửi cho một Nhà xuất bản họ sẽ xem rồi trả lời. pntien56@yahoo.com

      Trả lời
  • 73. tử văn  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 3:32 sáng

    Con rất cảm ơn bố.Con sẽ gửi khi thấy ok. Mong sự chỉ bảo của bố nhiều.

    Trả lời
  • 74. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 8:24 sáng

    Chỉ bảo thì không nhưng giúp được gì thì sẵn lòng.

    Trả lời
  • 75. tu van  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 12:43 chiều

    sao lai ko chi bao ma lai chi giup thui bo. Nguoi di truoc chi bao cho the he di sau la chuyen thuong ma.

    Trả lời
    • 76. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 1:46 chiều

      Nói chỉ bảo thì chỉ bảo cái gì, nghe nó nặng nề mà không đúng. Khe…khe…

      Trả lời
  • 77. meogia  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 1:51 chiều

    Anh Tiến hôm trước bảo anh đi hội thảo về tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang à, quyển gì vậy anh? Có một Nguyễn Quỳnh Trang “1981”, tên tiểu thuyết hơi đặc biệt nhỉ? Phải Trang đó không anh?

    Trả lời
    • 78. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 2:19 chiều

      Đúng đó. 1981. Ban đầu định đặt là: Một chín tám mốt. Sau lại thành số. Là năm sinh của Nguyễn Quỳnh Trang. Còn một tiueeur thuyết nữa cùng tác giả: Nhiều cách sống.

      Trả lời
      • 79. meogia  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:03 chiều

        Co nay la con nuoi anh phai khong? Lop tre bay gio gioi that, sinh nam 81 ma viet duoc cai truyen be the ra phet. Em moi doc qua luc trua.

        Trả lời
        • 80. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:41 chiều

          Đúng, đúng. Đám trẻ bây giờ làm cái gì cũng giỏi. Viết nhanh như điện. Văn trẻ tốc độ, hay dựa vào tâm trạng khai triển mạch chảy nhưng ít chuyện nên khó đọc và khó hấp dẫn. Trang có cố gắng bứt mình ra khỏi mặt bằng văn xuôi 8X. Đọc đi nhé.

          Trả lời
  • 81. tu van  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 1:58 chiều

    thì bố chỉ bảo con cách viết kịch bản một cách chuyên nghiệp. Không hiểu sao con lập đề cương chi tiết cho kịch bản lại khó khăn và khổ sở đến vậy. Đánh vật mấy tháng mà ko đc. Ý tưởng hình thành trong đầu thì hay lắm, nhưng diễn đạt ra sao nó rối rắm kinh khủng. Mà khi gửi kịch bản đi thì đầu tiên ng ta phải coi cái đề cương nó thế nào, sau đó ng ta có duyệt hay ko thì ng ta mới duyệt. Đầu năm con có gửi cho các hãng phim ngoài hà nội đề cương kịch bản phim truyền hình 30 tập về để tài tài nông thôn những năm 90 của thế kỉ trước. Nhưng đến hôm nay ko thấy động tĩnh, chắc là không được. Nội dung thì ok, nhưng viết ra thì………… ôi trời, chẳng muốn đọc lại. Chán quá. Rồi còn kịch bản sân khấu, cả chính kịch và hài kịch. Chẳng hiểu sao ko có gì. Hay tại mình con non, ng ta ko tin tưởng. Bạn bè, và nhiều ng đọc thì vỗ tay đen đét mà. Híc.
    Bố chỉ báo cho con đi
    Thực sự con muốn đi sâu hơn, nhưng ko có ng giúp. Tự đi trên con đường chông gai, khác nào người mù đi trênn đường đông xe cộ.
    Mong tin bố nha

    Trả lời
    • 82. Dong  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 11:01 chiều

      Gửi tớ đọc cho ! Than hoài. Gì chứ khoản Kịch bản sân khấu tớ bảo hay là hay.
      Nhiều khi mình viết nghe trôi chảy và hàm súc lắm. Diễn viên thoại lẹo lưỡi.
      Đưa đây !

      Trả lời
  • 83. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 2:23 chiều

    Nói những chuyện này ở đây ko tiện. Cần thì viết vào thư. Có điều đừng cố làm nhiều việc mà hãy chọn một cái gì gần gụi với mình, hợp với mình để đầu tư công sức học hỏi và viết thì khả năng thành công mới cao. Tựa như trước rừng người đẹp ấy. Phải biết mình đã…

    Trả lời
  • 84. tu van  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 2:29 chiều

    ok
    con sẽ nói chuyện qua thư với bố. Hi vọng là con sẽ đc học hỏi nhiều

    Trả lời
  • 86. Small  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 2:30 chiều

    “Tựa như trước rừng người đẹp ấy. Phải biết mình đã…”
    He he, câu này của chú cũng ẩn ý quá nhe :).

    Trả lời
    • 87. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 2:33 chiều

      Biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Nó là binh pháp mà.

      Trả lời
      • 88. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 11:01 chiều

        ”Biết mình biết người, cuối cùng vẫn thua”. Câu này cũng có trong binh pháp của Tôn Tẫn.

        Trả lời
        • 89. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 11:13 chiều

          Tôn Tẫn biết mình biết người thắng lại được Bàng Quyên nhưng thua….giời.

          Trả lời
  • 90. handsome  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 6:47 chiều

    “Thay cho động tác ngã nhào vào ngực người con gái đẹp, y lừ lừ đi vào nhà tắm thông với phòng làm việc. Y trút bỏ áo quần đâm thật mạnh “cục nợ” vào tường. Đau điếng! Và y xối nước như muốn rũ trôi giác cảm nhục dục đang tràn dâng. Thân thể y lừng lững trong gương tràn trề sức lực như một mãnh thú. Y đã mập nhiều lên so với hồi trẻ. Y đau đớn nhận thấy cảm giác kia càng bùng dữ dội. Chết mất…”

    -> đoạn này rất ấn tượng. Là chú “tưởng tượng” ra ư??? Cháu thấy thương và sợ rằng hành động dữ dội đó sẽ làm “bảo bối” của y bị hỏng mất. Thương thay!

    Trả lời
  • 91. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 10:29 chiều

    Thương thay cho “cục nợ” vì sợ nó hỏng. Quá nhân bản và độc đáo. Thay mặt Y cảm ơn handsome, bạn cứ yên tâm nó chưa hỏng. Khe….khe….

    Trả lời
    • 92. Mèo con  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 2:32 chiều

      Hihiii. Cảm ơn anh Tiến đã “cho phép” nó không bị hỏng. Mèo con cũng thương nó lắm. Vì meocon chính là… handsome. Hihiiiiii

      Trả lời
  • 93. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 2:43 chiều

    Buồn cười lúc truyện in báo, biên tập rồi Tổng biên tập nhất quyết cắt đoạn ‘dương vật” này không cho vào. Sau tui mới lấy lại. Tay biên tập đó giờ là lãnh đạo 1 tờ báo lớn bảo: Bác phét lác, đâm thế chịu thế quái nào được, đau chết. Tui bảo chú ko kinh nghiệm, nhịn lúc đó mới là thứ đau dữ dội. Ko tin thử xem.
    Khe…khe….

    Trả lời
    • 94. meogia  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 3:01 chiều

      Nghe các bác nói thế mà vẫn không tưởng tượng được nó đến mức nào mà hành hạ nó thế!

      Ước gì đổi phận làm trai được, hehe!

      Trả lời
  • 96. Mèo con  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 4:49 chiều

    Mèo con đang không vui. Đọc truyện của anh Tiến xong lại càng buồn…
    Mèo con cũng thích viết văn lắm. Mèo con tự tin là mình viết được. Nhưng viết hay như anh Tiến thì chưa dám mơ…
    Mèo con thích viết kiểu nhật kí, nhưng ko phải loại nhật kí ghi chép tủn mủn… Nó phải là những trải nghiệm cuộc sống, và chứa đựng thân phận con người…

    Trả lời
    • 97. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 5:26 chiều

      Đã mơ thì mơ vèo cái luôn thể. Mơ cỡ tui làm gì cho phí. Mơ viết được những gì để đời như Noben chẳng hạn. Có ai đánh thuế ước mơ đâu.
      Tôi thường mơ ước mỗi ngày. Như bây giờ đang mơ ước được ăn một cặp bánh dày giò nhưng chịu chết vì cơ quan thì vắng lặng,mình nằm bệt trên ghế. Gọi cho ai đó thì phiền. Đấy dẫu chỉ là ước mơ nhỏ nhưng cũng chưa chắc đạt vậy thì….
      Trải nghiệm cuộc sống được tích cóp mỗi ngày và nó dày theo năm tháng. Vậy thì hãy viết mỗi ngày. Bắt đầu từ cái meocon gọi là tủn mủn ấy. Nó đấy, chính những tủn mủn ấy là trải nghiệm và chính nó chứa đựng thân phận của chúng ta.
      Tặng meocon câu thơ này của một người bạn lính (giờ anh c8ungx là một nhà văn) tặng tui khi biết tui có ý định viết văn ở một cánh rừng miền Đông dạo chưa giải phóng.
      Nét chữ tròn như vòng bánh xe quay
      Mỗi chữ mỗi dòng như đường ra mặt trận
      Hãy cầm bút viết lời tim ta gọi
      Và cả những lời gọi những con tim.

      Trả lời
      • 98. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 10:59 chiều

        Sao mà chân tình thế không biết? Với mấy thằng bạn thì chả khi nào động viên hoặc chỉ bảo cho một câu. Thôi âu cũng là phận đời. Chẳng hay Mèo BS có biết ghen không?

        Trả lời
        • 99. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 6, 2009 lúc 11:09 chiều

          Bác đi mà hỏi Mèo BS ấy. Tui chịu. Khe…khe….

          Trả lời
        • 100. Mèo con  |  Tháng Mười Một 7, 2009 lúc 2:22 chiều

          Mèo Bác sĩ mà ghen tuông ầm ĩ với meocon, dễ anh Tiến bị Sếp Thùy Linh… kỉ luật hoặc sa thải lắm. Vì meocon ở ngay gần anh Tiến thôi mà.

          Mèo con nghĩ là Mèo Bác sĩ chả dại như vậy đâu… Vì meocon cũng rất… kính yêu Mèo Bác sĩ. hihiiii

          Trả lời
          • 101. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 7, 2009 lúc 2:51 chiều

            Giời ạ…bọn tặc trộm mèo dạo này giải nghệ hay sao ấy để loạn mèo thế này à hở giời. Tui chết vì mèo thôi. Khe…khe….

          • 102. meogia  |  Tháng Mười Một 7, 2009 lúc 3:04 chiều

            Hehe, lam ban voi Meogia la an toan nhat, phai khong anh Luu Giao than men?

          • 103. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 7, 2009 lúc 3:50 chiều

            Meogia vớ cá nướng thứ…100. Đầu tiên đấy. Bẫm nhé!

          • 104. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Một 7, 2009 lúc 10:39 chiều

            Meogia quên vị chuột đồng nướng chấm mắm ớt, nên vừa an toàn lại vừa vui. Mèo con với mèo BS nguy hiểm hơn vì hai là một , một là hai mà. Hehee…..( Dạo này bắt chước Dong, đoán mò chơi)

          • 105. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 8, 2009 lúc 8:50 sáng

            Tui miễn dịch rồi. Giờ ko có nguy hiểm nào có thể xâm nhập được tui. Bất khả xâm phạm.

  • 106. meogia  |  Tháng Mười Một 7, 2009 lúc 8:51 chiều

    Ua chau chau! May la com thu 100 chu khong phai “nguoi thu 41” (ten 1 phim Nga).

    Em doc xong 1981 roi. Muon phat bieu cam tuong nhung may nay ko go duoc dau tieng Viet, mat hung qua!

    Trả lời
    • 107. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 8, 2009 lúc 8:56 sáng

      Nói ra thế này tác giả nom được đã thấy hứng rồi. Lại chả cám ơn bố rối rít. Bạn bố đọc phải chuyện chơi đâu.

      Trả lời
  • 108. Hà Tĩnh  |  Tháng Mười Hai 23, 2009 lúc 7:36 chiều

    Người đàn bà run rẩy. Chị thấy mủi lòng. Mắt rân rấn, chị cố kìm nén để khỏi òa khóc. Nhưng cũng chính lúc ấy y đã lạnh lùng cắt ngang niềm cảm động của chị:

    – Tôi bận. Chị có thể về.

    —————-
    Y đã ” cất giọng đầm ấm” với chị lao công tức là lúc hình như Y đã định phá vỡ sự cô đơn của mình, trút bỏ vỏ bọc quyền uy để nhập vào cuộc sống bình thường( theo e chị lao công ở đây tượng trưng cho lớp người lao động bình thường với những niềm vui bình thường nhất, hạnh phúc của họ nhiều khi chỉ là những điều nhỏ nhoi đối với kẻ thuộc tầng lớp có vẻ như là trên- một ánh mắt nhìn thông cảm, một câu ấm áp thôi cũng khiến họ sung sướng. Vì những điều đó chính là cuộc sống, ngay như Y đã đứng trên đỉnh cao của thành đạt vẫn cô đơn vô cùng vì thiếu đi những sự ấm áp rất con người, tưởng như rất đỗi bình thường đó).
    Tuy nhiên ngay lập tức Y lại đổi giọng lạnh giá” tôi bận,c hị có thể về”. Có thể nếu Y k nói câu đó, thì sẽ có một cuộc hội thoại để làm ấm áp tâm hồn của 2 con người ở 2 thái cực : một người là kẻ lao công, người lao động thấp kém trong xã hội với những nỗi đau khổ tầm thường nhất, một người không bao giờ mơ ước những gì cao sang hơn là được đầy đủ cơm ăn, áo mặc..người kia là kẻ có địa vị, có trong tay quyền lực,t iền bạc, hình như Y có đầy đủ mọi thứ mà người đời mơ ước và ngưỡng mộ nhưng lại là kẻ đứng tột cùng của nỗi cô đơn, của một kẻ sống mà tâm hồn đã chết. Vậy mà Y đã tự mình đóng cánh cửa bước ra thế giới tình thân? có phải sự cô đơn của Y là vòng luẩn quẩn chăng? Hay là Y không đủ dũng cảm bước ra khỏi cái ngạo mạn của một kẻ được xem là ở tầng lớp cao hơn?

    Trả lời
    • 109. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 23, 2009 lúc 9:25 chiều

      Y muốn lắm sự thân tình dân dã ở thời điểm ấy nhưng cuộc sống quyền lực đầy giả dối đã chặn đứng y lại. Bản chất của lớp người như y là vậy. Có thể như thế nhưng cũng có thể không. Tùy từng cách hiểu nhưng có điều này thì tác giả chủ ý: Sự cô đơn của y là cái vòng luẩn quẩn của thứ quyền lực tù túng. Ở đó đến cả sống một cuộc sống thật của mình y cũng không không có. Và kết cục y buộc phải lựa chọn.

      Trả lời
  • 110. Hà Tĩnh  |  Tháng Mười Hai 24, 2009 lúc 6:08 sáng

    Đúng thế anh Tiến nhỉ, dẫu gì quyền lực cũng có sức hút ma mị riêng, một khi đã bước vào đó thì khó mà có sự lựa chọn nào khác ngoài lún sâu vào cho dù người ta biết là phải trả giá, hoặc là những sự sống động của tâm hồn cũng dần chết đi, và điều này giúp họ đứng vững ở vị trí đó. E thì e hiểu ở khía cạnh này.
    Đọc truyện này k hiểu sao e cứ nhớ đến hình ảnh của người em họ em( nói là e nhưng tuổi lớn lắm, là quan vừa vừa ở một tỉnh nhỏ), e nhơ hôm đó cả họ có sự kiện lớn lắm, mọi người vui vẻ sôi nổi, còn hắn thì ngồi một góc. Tuổi nói lớn thì có lớn nhưng chưa già vậy mà người béo đẫy, bụng to, hắn chỉ ngồi một góc uống uống, nhìn nhìn. Tất nhiên cái sự ngồi của hắn khác với Y. Nhưng e có cảm giác hắn mệt mỏi, già nua vô cùng. E nghĩ không biết đó là lúc hắn cảm thấy tâm hồn được bình an giữa bà con họ hàng đầy tình thân, hay là hắn quá mệt mỏi rồi…

    Trả lời
    • 111. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 24, 2009 lúc 8:54 sáng

      Có thể là cả hai. Quyền lực khi con người sống với nó buộc phải phân thân. Cái con người thực luôn bị khuất lấp đi để con người kia hiện hữu nhưng phần thực luôn gào thét đòi sống. Và vì thế sự mệt mỏi là có. Còn vượt qua được hay không lại là chuyện khác. Riêng tui rất thông cảm với lớp người này. Họ sống rất khổ. Cái vênh vang chỉ là vỏ. Đến một lúc nào đó cuộc chiến đấu giữa hai con người ấy sẽ kết thúc. Đa phần là quyền lực thắng. Ít người chui ra được khỏi hào quang của quyền lực trừ khi họ về hưu. Nhưng vẫn có những hãn hữu. Đấy là những người dám từ bỏ treo ấn từ quan. Thời nào cũng có.
      Nhưng nói gì thì nói quyền lực vẫn có những người liêm chính vì cộng đồng, vì dân tộc. Nhưng rất ít.

      Trả lời
  • 112. Hà Tĩnh  |  Tháng Mười Hai 24, 2009 lúc 12:06 chiều

    Tác phẩm nào của anh mà anh tâm đắc nhất hả anh Tiến? bao gồm trong các thể loại. E muốn đọc từ tác phẩm đó trở đi..hi hi

    Trả lời
    • 113. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 24, 2009 lúc 1:35 chiều

      Thôi cứ đọc truyện ngắn cho đỡ tốn thời gian. Khe…khe…Từ Họ đã trở thành đàn ông rồi mấy cái truyện chiến tranh ấy.

      Trả lời
      • 114. van  |  Tháng Mười Hai 25, 2009 lúc 8:33 sáng

        Công nhận ông Hà Tĩnh này giả gái hay, nghe giọng cứ tưởng… Hóa ra người quen anh Tiến ơi!

        Trả lời
        • 115. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 25, 2009 lúc 8:48 sáng

          Khe…khe…Cứ tố nhau như tố địa chủ thế này đâm ra hoang mang tợn.

          Trả lời
        • 116. Dong  |  Tháng Mười Hai 25, 2009 lúc 9:43 sáng

          Van này lại gây nhiễu làm bác Tiến hoang mang.

          Trả lời
          • 117. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 25, 2009 lúc 9:52 sáng

            Tui theo binh pháp Tôn Tử đó Dong, cứ hư hư thực thực để tương kế tựu kế. Khe…khe….

  • 118. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 24, 2009 lúc 7:37 chiều

    Chúc mừng PNT nhân Giáng sinh và Năm mới cùng bạn Hà tĩnh mình ơi mới !
    Mà răng bạn Hà tịnh ni kín hơi hầy !
    Heheheeee….

    Trả lời
    • 119. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 24, 2009 lúc 10:06 chiều

      Chúc mừng…khe…khe….

      Trả lời
    • 120. Dong  |  Tháng Mười Hai 25, 2009 lúc 1:27 sáng

      Anh đồ trọc ! có chủ rồi, he he gì cũng thế mà thôi. Coi chừng hai tay trắng cả…!

      Trả lời
  • 122. Hà Tĩnh  |  Tháng Mười Hai 24, 2009 lúc 8:49 chiều

    Trái với mọi người tưởng, y cô đơn, cái cô đơn đầy bất hạnh. Từ lâu y đã ý thức được điều đó và cố gìn giữ, đào sâu, chôn chặt. Vợ y, một người đàn bà có học nhanh chóng phát hiện ra chân tướng y và lập tức thất vọng. Cái thất vọng của một kẻ có học bao giờ cũng tàn nhẫn và đáng sợ. Vợ y liên tiếp theo đuổi những cuộc tình vội vã, kín đáo đầy ảo vọng để quên đi nỗi thất vọng thật sự. ..
    —————-
    Người ta làm khổ nhau anh Tiến nhỉ? ai cũng biết làm sao để có hạnh phúc nhưng mỗi người đều k vượt ra được khỏi “biên giới” của mình…

    Trả lời
  • 124. Mạc Khoa  |  Tháng Mười Hai 14, 2016 lúc 6:05 sáng

    Tôi thấy mình trong đó ! Chúc nhà văn luôn khỏe và đầy nhiệt huyết !

    Trả lời
    • 125. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 14, 2016 lúc 9:53 sáng

      Thế giới đó của quan chức của những người trên đỉnh quyền lực. Truyện này viết đã mấy chục năm. Giờ vẫn y chang thậm chí tệ hơn nhiều lần. Cảm ơn bạn.

      Trả lời

Gửi phản hồi cho meogia Hủy trả lời

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Tháng Mười Một 2009
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  

CHÀO KHÁCH

free counters