Tàn đen đốm đỏ- 10 (Tiểu thuyết)

Tháng Mười Hai 1, 2009 at 5:06 chiều 166 bình luận

10.

Đây là đâu? Gã tự hỏi mãi mà không tìm ra được câu trả lời. Mái tranh, vách nứa rõ là quen. Nhưng cái sạp cứng này, đích thị gã chưa nằm bao giờ. Gã nằm võng đã thành quen. Lần sốt trước phải đi viện, gã không thể chịu nổi cái giường nứa tập thể. Phần mỗi thằng được ranh giới bằng những cái chiếu một. Chiếu ni lông, quân nhu kiếm được ở các chợ vùng tạm chiến. Bí rì rì, cái thứ chiếu chết tiệt, mồ hôi cấm có đường thoát. Đừng có còn hơn. Gã thử ngúc ngắc chân, tay. Có ê oải đấy nhưng còn khả dĩ. Đầu nặng trình trịch. Người gã vẫn âm ỉ luồng khí nóng ngốt. Quái quỷ thật, cái thứ sốt rừng, cảm giác ngốt thế nhưng lại lạnh thấu xương. Cái lạnh từ trong phang ra, không có gì ngăn cản nổi. Đắp đến núi chăn cũng vậy. Môi khô không khốc, rộp nứt, uống nước xót tận đáy óc. Gã cố mở to mắt. Thánh họ, đom đóm ở đâu nhiều thế, bay loạn xị ngậu. Dần dần, gã cũng nhận ra mọi thứ trước mắt. Lờ mờ thôi, như trong màn khói. Thế cũng tốt. Đây là đâu? Chịu! Có điều chắc chắn gã đang nằm trong một ngôi nhà. Và gã còn sống. Gã cố mở to mắt hơn nữa. Ra cái bóng sậm ngay sát người gã là người. Người thật. Bây giờ thì gã nhận ra đó là một người con gái. Sự nhận biết ấy làm gã yên tâm. Gã phều phào đòi uống. Nước vào, gã tỉnh hắn. Cái lạnh cũng đã bớt dần. Gã thấy người con gái nhìn mình chăm chú. Có thể căn nhà này là của cô ta. Đầu gã vẫn đau buốt, nhưng từ mớ chỉ rối bòng bong, gã vẫn lờ mờ hiểu rằng, người con gái này đã cứu gã. Đích thị cô ta là ân nhân của mình. Gã nói lời cảm ơn. Lại cố cất tay lên. Môi gã khô nứt, hơi phào phào không rõ tiếng. Chắc thế nên mặt cô gái cứ ngơ ngác. Bỗng gã thấy mát dịu. Bàn tay gã đang nằm gọn trong tay cô gái. Gã cảm thấy cả những nốt chai sần ở bàn tay cô. Có một luồng điện từ những nốt sần truyền sang người gã. Thân thể gã bừng lên. Ơ hay, cảm giác này gã gặp ở đâu nhỉ. Quen lắm. Gã vận sức xiết chặt bàn tay. Cảm giác kia rõ hơn. Gã reo lên và mỉm cười. Rõ là ngu. Tay Thuyên chứ còn tay ai nữa. Màn sương chập chờn nứt ra. Đom đóm tản đâu hết cả. Gã cười dài hơn. Đúng Thuyên rồi. Thuyên đang ngồi kề bên gã, tay cầm tay. Gớm thật, vào đây từ bao giờ mà kín thế, cấm báo một tiếng cho biết. Gã sung sướng quá. Chứ lại không. Đang tình cảnh này, được gặp người quen, quá bằng ngã cây víu được cành. May thật là may. Đấy mới chỉ nói ở mức quen. Đằng này quen đã nhằm nhè gì. Hơn mức ấy nhiều. Không chiếnranh chắc chắn đã thành vợ, thành chồng. ít khi gã tâm sự những chuyện này. Cũng tại bọn Long tẩu một phần. Những thằng kia mít đặc không nói. Còn Long tẩu, mở mồm là huếch hoác chuyện yêu đương. Vẫn biết thời gã, yêu được sớm phải là giỏi giang hơn người nhưng hay hớm gì mang những chuyện ấy ra bỗ bã. Gã cất tiệt ảnh Thuyên dưới đáy bồng. Những lúc nghe bọn kia phiễu phão nhăng nhít, gã không thèm tham gia. Nếu có, chỉ là những cái nhếch mép bí ẩn mình gã hiểu. Gã khôn chán vạn. Đấy, gương tày liếp còn rành rành. Long tẩu có cái ảnh người yêu để bọn kia xem nhiều, nhầu còn hơn ảnh cắt từ họa báo. Có lần ngắm nghía chán chê mê mỏi, thằng Bình ních còn đưa cả ảnh lên môi hôn. Long tẩu giật ảnh lại, chửi té tát. Thằng kia hề hề cười:

– Gớm, có đi đâu tí phấn nào. Hương hoa cho bạn bè ngửi tí chút. Kẻo lúc ngoẻo củ tỏi…

Long tẩu điên quá, vớ cả cái ca đang pha trà, liệng thẳng vào Bình ních. Con giời Bình hôm ấy ăn đủ. Bộ ga-ba-đin mới khựng loang vàng khè. Cái giống nước trà dây vào quần áo, có mà hổ giặt. Coi như đi đứt một bộ cánh.

Gã kín bưng, thành thử không đứa nào tọc mạnh được chuyện riêng của gã. Không như ảnh của người yêu Long tẩu hin hin như mắt muỗi, ảnh Thuyên to bằng bàn tay xòe. Bọc ni lông cứng cẩn thận, lại công phu tô mầu xanh xanh, hồng hồng rất rực rỡ. Việc tô màu, gã mất đứt một buổi ra thành phố, cả đi lẫn về đúng năm chục cây số đạp xe. Thi thoảng, gã mới lén giở ảnh ra xem. Chả vụng trộm gì, nhưng phải làm thế để tránh họa. Ai chứ Bình ních dám mất thêm bộ cánh nữa để lặp lại chuyện đã làm với ảnh người yêu Long tẩu. Dám lắm, bọn trời đánh, thánh vật chả có việc gì chê cả. Phớn lên, chúng nó làm tất. Cứ cẩn thận, tránh là hơn.

Ơ kìa, nước mắt Thuyên chảy. Mừng quá đấy mà. Lạ nhỉ, con người ta buồn khổ khóc thì đúng rồi nhưng mừng vui cũng lại khóc, rõ thật buồn cười. Tay gã bị văng mạnh. Gã thấy Thuyên chạy ra khỏi lán. Gã lại cười. Bao mệt mỏi rũ đâu hết. Gã thấy người hớn hở. Chả mấy, mình sẽ qua đận ốm này. Gã cố nhỏm người nhưng không được. Gã cất tiếng gọi:

– Thuyên ơi!

Không thấy tiếng trả lời. Thuyên đi trốn rồi. Ngượng mà lị. Ngày ở nhà Thuyên chúa hay trốn gã. Mặc kệ. Rồi lại chả ùa đến ngay bây giờ. Cứ đợi xem…

*

*      *

Ngày ở nhà.

Thoạt đầu, gã không mấy để ý đến Thuyên. Trong đám trai làng, dù mẽ ngoài chỉ bình thường nhưng gã vẫn là người sáng giá nhất. Đã nói, gã là người học rất giỏi. Cái sự học thời ấy là thống soái. Khi con người ta chưa giầu, chưa được phép giầu thì sự thông thái của học vấn vượt lên trên tất cả. Chưa thành này nọ, gã đã là tấm gương cho cả làng, cả xã soi vào. Khối đứa trẻ cùng trang bị quắn đít vì gã. Có gì đâu, tại bố mẹ chúng đang dưng lại suy tị:

– Ối giời ơi. Tiên nhân mày, con với cái. Trông con người ta kia kìa. Thằng Vịnh nào có trơn lông, đỏ da hơn chúng mày. Sao nó sáng dạ thế. Còn mày đầu đặc như đất sét.

– Khổ thân tôi chưa. Chăm bẵm lắm vào. Ngong ngóng mãi để mở mày, mở mặt. Có mà mở mặt với giun. Thằng Vịnh đấy. Bố mẹ nó cũng dây mõ khố lòng thòng, khác gì. Ngày xưa đua được với tao còn mướt. Thế mà bây giờ, nhục ơi là nhục.

Không ít thằng bị đòn đâm thù. Nhưng làm qué gì được. Vùng gã là đất vật. Trai tráng, đứa bét dem nhất cũng vài lần vào sới. Riêng gã, chưa được đai đẳng nhưng cũng được liệt vào loại cứng cựa, từng đấu cả với người thiên hạ. Bởi vậy cái sự thù kia chẳng qua cũng chỉ để nuốt ngược vào bụng. Bất quá xăm xói sau lưng, chứ trước mặt thì bố bảo. Được cái, gã giỏi nhưng không ngang ngạnh, tính tình thuần phác nên được đa số mọi người quý mến. Đám thanh nữ thì khỏi nói. Nhiều cô mê gã tít thò lò. Của đáng tội, người gã cũng cao ráo, chẳng đến nỗi nào. Ừ, mẽ ngoài gã bình thường đấy, thì đã sao. Con giai đâu cần phải đẹp trội. Thích đỏm mã họa có là gà trống thiến. Buồn cười, làng Cồ của gã sản sinh toàn trai lộc ngộc, vậy mà chỉ đệm một chữ Kim. Gã là Nguyễn Kim Vịnh. Vẫn biết chữ Kim nhiều nghĩa nhưng nghe vẫn thấy trái khoáy thế nào.

Ngày gã trúng tuyển vào đại học, loạng quoạng lại trùng đúng hội vật của làng. Niềm vui gần như nhân đôi. Hứng khởi, gã đăng kí vào sới. Làm vài keo cho giãn xương cốt bõ những ngày còm cõi, đèn đuốc luyện học. Không khí chiến tranh đang ngột sệt làng nước nhưng chẳng vì vậy mà hội vật kém khí thế. Thời bình, hội hè cỡ này khỏi nói. Cứ gọi là huyên náo cả vùng. Đô vật các nơi kéo đến kìn kịt, gạt đi không hết. Lần này, hội chỉ bó hẹp trong phạm vi làng. Thế cũng tốt chán. Từ sáng sớm, cả làng đã tưng bừng cờ giong, trống mở. Loa truyền thanh oang oang trong làng, ngoài xóm:

– Đây là đài truyền thanh làng Cồ. Tiếng nói của nhân dân Quỳnh – Kim – Vồi – Lõng (tên gọi bốn xóm của làng) chúng tôi thông báo chương trình lễ hội vật…

Gã có tên trong cặp đấu đầu hội. Thoáng nghe tên đối thủ, gã đã ơn ớn. Gặp thằng Lít gù, cứ gì gã, chả thằng nào không ớn. Thằng Lít học cùng lớp với gã hồi cấp hai. Sau nó bỏ vì sức học không theo được. Bù lại, nó khoẻ và vật nghệ nhất làng. Bố nó là ông Tư Kít vô địch Bắc Kì về vật tự do hồi còn thuộc Pháp. Người nó cân nặng cũng vừa phải, nhưng cái lưng gù gù như lưng gấu, nom đã thấy hãi. Thằng này nổi tiếng từ ngày nhỏ. Nó bế em nựng thế nào, xốc ngược, đứa bé vọt qua vai, ngã phọt óc chết ngay. Bây giờ, nó thuộc loại khoẻ nhất làng. Không nhẽ bỏ cuộc. Giá không vật đầu, bỏ cũng chẳng sao. Nhưng đầu hội làm thế sao được. Sắp cho gã đầu sới, hẳn ban tổ chức có ưu ái. Chẳng gì năm nay, chỉ mình gã trúng đại học. Cũng vinh đấy chứ, đành tặc lưỡi. Cùng lắm là thua. Mà thua là chắc chắn. Thua Lít gù có gì là nhục.

Gã không thể lường sự việc chẳng đơn giản vậy. Từ lâu thằng Lít đã theo đuổi Thuyên. Không ngầm nghè gì mà công khai. Lít ta còn cậy nhờ cả bạn bè trong chi đoàn giúp đỡ. Oái ăm thế. Có sự rắc rối này vì Thuyên đâu có đồng ý Lít. Cũng từ lâu, cô đã để mắt đến gã. Mải học hành, thực tình gã không hề biết chuyện này. Nói thế vì Thuyên được đánh giá trội nhất làng. Có cuộc thi ắt phải đỗ hoa khôi. Chân thon, mình trắm, ngực ụ, lưng ong, mắt hươu, tóc dài, da giòn bánh mật. Đấy, tiêu chuẩn nào cũng cứng cựa. Người thế không mê chắc chỉ có người ngây. Thế thì đích thị gã ngây còn gì.

Trống thong dong từng nhịp ba khoan thai. Gã đĩnh đạc tiến vào. Cũng khố đỏ, đai đỏ, khăn đỏ chít đầu như ai. Đã xác định nên gã bình tĩnh lắm. Chưa kịp vờn vèo thì thằng Lít gù đã sấn vào. Chân nó thọc qua háng gã, tì trụ. Tay như hai gọng kìm thép bấu chặt bả vai. Miếng “lừa hạ, khoá thượng” này không đáng ngại lắm. Vừa nghĩ thế gã đã thấy buốt nhói bụng dưới. Chưa kịp hiểu gì thì gã mất trụ. Cả người gã như bị quằn chéo. Thằng Lít gù quật gã xuống như quật một cây chuối. Nó ra đòn độc, đểu quá. Gã không ngờ sự thể lại tồi tệ đến thế. Mồm mũi gã tanh sực. Gã nằm bết không thể gượng dậy được. Tai gã như có sấm oà. Trống tắt lịm. Có tiếng ai đó gào thất thanh:

– Thằng Lít gù phạm luật, đánh dưới.

Nhốn nháo, ộn ạo. Gã được khênh ra khỏi sới vật. Không biết gã xỉu trong bao lâu. Mở mắt, thấy Thuyên đang dấp khăn ướt lên mặt gã. Đau ê ẩm, xương như rời ra từng khúc nhưng gã vẫn thấy ngượng tê tái. Quái, cái con bé này ngồi đây làm gì. Thuyên hỏi:

– Đau không?

Suýt nữa gã buột ra câu đệm rất tục. May kìm lại được. Rõ vớ vẩn, người chứ có phải củi đâu mà không đau. Gã không trả lời. Thuyên lại hỏi:

– Đau không?

Lần này gã hỏi lại:

– Sao không ra xem hội?

– Ứ thèm.

Hiểu rồi. Gã hiểu rồi. Tim gã đập phòm phọp. Trống hội so với nhịp tim gã bây giờ cũng thua đứt. Gã lồm cồm bò dậy. Định nói câu gì đó nhưng họng tắc nghẹn. Máu rần rật chuyển. Người gã đuỗn ra, cứng đơ như phỗng đá. Ngu ơi là ngu, ngu đến thế là cùng. Chả tìm được lời gì để nói, gã quay ra rủa thầm mình. Thảo nào thằng Lít gù chơi đòn độc. Ra, nó cay cú vì không cưa đổ được Thuyên nên trút hận tình vào gã. Cứ trút thoải mái, đau thế, đau nữa cũng bõ. Đòn thù này gã thừa sức chịu.

Không tuần nào gã không phới từ trường về một, hai lần. Gã và Thuyên rất tâm đầu ý hợp. Ngay hôm sau, gã chủ động tìm Thuyên. Hai đứa dắt nhau ra khúc thành Cổ Loa cũ ngồi mãi. Sương thấm đầm vai, vẫn chẳng ai mào được một câu gọi là. Cần quái gì, cùng làng, cùng xóm, đẩu đâu cho cam, hiểu nhau từ chân tơ, kẽ tóc, gật là được. Lúc đã thắm thiết, hai người cứ tình tự, lại ra đoạn thành cũ ấy. Gã đùa, bảo:

– Người mới, tình xưa.

Thuyên bíu chặt vào gã.

– Ứ thế.

– Sao?

– Sao dưới giếng. Sợ lắm.

– Sợ cái gì?

– Sợ làm Mỵ Châu, Trọng Thuỷ.

Gã cười ha há:

– Đằng ấy không làm Mỵ Châu thì thôi. Còn đây quyết làm Trọng Thuỷ. Giếng Ngọc mát lắm. Để đây bổ xuống cho xem.

– Thủi thui cái mồm. Nỡm ạ.

Thấy người yêu rơm rớm nước mắt, gã mới thôi. Gớm, yêu nhau được như người xưa đã phúc tổ.

Lại nói chuyện Lít gù. Sau đận ấy, Lít tránh mặt cả hai người, lầm lì ít nói hẳn. Gã không muốn thế. Không phải vì sợ mà muốn chuyện ai, người nấy dứt. Nhắn nhe mãi, lại sang cả nhà, thằng kia vẫn tránh. Nó ngượng thì phải rồi. Ngượng chứ. Dân vật, coi ai dùng đòn gầm thuộc loại hèn hạ. Ngày xưa, tội ấy còn bị làng phạt vạ ốm xác. Nhưng nhẽ ấy ít thôi, nhẽ kia mới là chính. Thất tình ấy mà. Ra vào nhìn thấy nhau mỗi ngày, không yêu được nhau, kể cũng tội nghiệp cho nó. Anh chàng võ biền thế, cũng tương tư ra phết. Người rạc đi như con cuốc lẻ đàn. Nhưng biết làm sao được. Gã có ăn không, ăn hỏng gì của nó. Cũng chả phải hớt tay trên, tay dưới. Cái số đã định thế chứ ai muốn.

Một hôm, gã và Thuyên đang đắm đuối cùng nhau trên đoạn thành cổ quen thuộc thì Lít gù đột ngột xuất hiện. Quá bất ngờ, gã ngây ra không kịp phản ứng. Cũng may thằng Lít chủ động nói ngay:

– Xin lỗi các bạn. Tôi không định thế. Nhưng chờ lâu quá. Mai tôi đi rồi. Mai tôi nhập ngũ.

Nó chìa tay sang gã:

– Không còn dịp nào khác. Chuyện hôm trước bỏ quá cho mình. Mình không làm chủ được. Có vào hoàn cảnh ấy mới hiểu.

Nó quay mặt sang phía Thuyên nói gấp gáp, giọng run bần bật:

– Cũng tại vì mình quá yêu Thuyên.

Hình như chỉ thế là gánh nặng đã cất khỏi vai thằng Lít. Nó phăm phắm đi ngay. Cái bóng gù gù khuất rất nhanh. Thôi thế cũng được, ngày mai ra đi chắc Lít gù đã rất nhẹ nhõm. Cầu cho nó được bình an.

Sau đó không lâu đến lượt gã. Cũng rất nhẹ nhõm, gã thanh thản lên đường.

Gã dành trọn đêm cho Thuyên. Vẫn khúc thành quen thuộc. Đêm cuối tháng, không trăng, sao. Có lẽ tinh khí của truyền thuyết xưa về ngôi thành cổ cộng, với tiết hạ đẩy được đêm tối mịt mùng. Trời nhờ nhờ. Gió hẩy nhẹ mái tóc xõa buông của Thuyên. Mùi hương quen thuộc, cảm giác xốn xang của chia tay, đẩy gã vào một mê trận chưa từng. Gã như người say. Hơn cả say. Hồn phiêu diêu, rưng rưng. Gã ôm riết tấm thân mềm mại của người yêu. Cứ thế, cả hai đắm đi, mê man. Có một lúc, Thuyên bừng tỉnh. Cô lay, gọi gã:

– Anh nghĩ gì thế?

Gã không trả lời. Gã đang nhìn thấy những chiếc lông ngỗng trắng đến rợn mắt rải trên đường. Con đường hun hút với những chiếc lông dờ dật. Kể cũng lạ, tại sao phải là lông ngỗng? Sao truyền thuyết không dùng đến lông gà, lông vịt? Những con vật ấy gần gụi hơn nhiều. Gã bươn bả gom nhặt những chiếc lông ở khúc đường trước mặt. Nhặt, nhặt mãi mà không hết. Một quầng sương khói quẩn lên, tan ra. Trọng Thuỷ lộng lẫy trong bộ chiến bào trắng:

– Tại sao nhà ngươi dám nhặt đi những chiếc lông này?

– Để không còn dấu vết.

– Nhưng đó là dấu vết của tình yêu. Nhờ có nó mà ta tìm được nàng.

– Phải thôi. Nhưng chính những chiếc lông này đã lưu đày Người, suốt mấy nghìn năm dưới đáy giếng.

Quầng sương khói tụ lại thu vào lòng giếng. Tiếng Trọng Thuỷ văng vẳng:

– Bọn hậu thế các ngươi hay sinh sự thật. Hãy nhớ, tình yêu của ta bất tử!

Những chiếc lông ngỗng lại bay trắng xoá trên đường. Gã cứ nhặt. Nhặt mãi.

– Kìa, anh nghĩ gì thế?

Gã dụi mặt mình vào suối tóc dày mượt.

– Nói đi, lại chuyện Mỵ Châu, Trọng Thuỷ phải không? Hâm!

Không trả lời, gã ôm Thuyên thật chặt. Thời gian lại đắm đi. Bất chợt gã thấy miệng mình cắn chặt đuôi tóc của người yêu tự bao giờ. Những sợi tóc ram ráp không mùi vị. Phải chăng, đó là những chiếc lông ngỗng của đời gã. Mỗi tình yêu đều có những dấu vết riêng để tìm nhau. Sau này, gã hối tiếc vô cùng. Gã đã dại dột nhặt đi những chiếc lông ngỗng trắng trên đường. Để không bao giờ còn tìm được đường về với nàng. Thành người mù vô phương.

Đó là sau này. Còn lúc ấy? Tình yêu bất tử là tình yêu dành để thờ cúng. Tình yêu của gã không được thế. Nó trần tục. Gã dồn ép Thuyên quyết liệt.

– Đừng. Đừng, anh!

– Không!

– Đừng. Em sợ lắm.

– Chúng mình là của nhau cơ mà.

– Vâng. Nhưng em sợ!

Người Thuyên mềm nhũn, lả đi trong vòng tay vâm váp của gã. Thuyên không còn chút sức lực nào để kháng cự. Dù miệng cô vẫn thầm thào:

– Em sẽ đợi anh. Bao nhiêu lâu em cũng đợi được. Mai anh đi rồi, thương lắm, nhưng…

Tay gã lỏng dần. Gã lại ngây ra như tượng. Trời vẫn còn nhờ nhờ. Có lẽ đã gần sáng. Gà bắt đầu eo óc gáy. Gã nâng Thuyên dậy:

– Thôi về đi em.

Gã dìu Thuyên thập thõm bước trên mặt thành. Gã thốt thành tiếng:

– Tạm biệt nhé, thánh đường của ta.

Một trận gió đột ngột cất lên. Gió ào rít xoáy cuộn. Thuyên sợ hãi nép chặt vào ngực gã. Choãi chân, gã gồng người vững chắc như một phiến đá tảng dựng ngược. Mắt gã lại chạm vào những chiếc lông ngỗng trắng. Gió hất tơi tả, những chiếc lông xoáy tròn hút vào đêm. Và mưa. Mưa ràn rạt quật xuống. Người gã như tan ra. Gã khuỵ dần. Đến lượt gã phải tựa vào người Thuyên. Đêm cuối cùng của gã kết thúc.

*

*     *

Lanh chạy ào ra bờ suối chỗ vạt rau muống. Người hầm hập như sốt. Chỗ bàn tay nóng rực. Lanh xòe tay. Những nốt sần chai ửng hồng. Lanh nhìn xuống mặt nước. Cố tìm bóng mình ở mặt gương lặng phắc nhưng chỉ thấy nhập nhoà. Lanh xổ tung mái tóc. Còn đâu nữa, mái tóc ngày xưa. Không nuột nà, óng ả, mái tóc dù dầu dãi vẫn là tóc của con gái dầy dặn. Bây giờ nó xác xơ, mỗi lần vuốt lại vương mấy sợi bợt bạt trong lòng tay sần chai. Lanh gắng giữ người nghiêm ngắn, để hình mình đậu yên trong bóng nước. Vẫn không thể được. Nước trong suốt lạnh lùng. Mà thôi, cần gì phải nhìn ngắm. Lanh, mày điên rồi sao. Có cái gì đâu mà vẩn vơ, xốn xang. Cái anh chàng bơ bất kia, có quan hệ gì đến mày. Đừng vơ vào những cái không phải của mình. Kệ xác, hai mươi ba tuổi đã đâu phải già. Nhưng liệu chiến tranh còn kéo bao lâu nữa. Chúng nó chắc gì đã đùa. Biết đâu, nó lại chả thương mình mà vun vào thật sự. Bao nhiêu giằng kéo cùng lúc ùa đến. Hẵng hượm đã Lanh ạ.

– A, tương tư rồi. Hoan hô.

Cái Thu ở đâu xộc đến nhanh thế. Nó hệt như con ma xó. Lại cả con nỡm Sương nữa. Hình như hai đứa rủ nhau rình. Thế này thì tệ quá chừng. Lanh vờ cáu:

– Tao không đùa đâu nhá.

Cái Thu sừng sộ:

– Ai đùa với bà. Mặt như ăn vụng bị tóm kia, còn cãi gì nữa. Liệu mà khai cho thật. Thế nào, chàng nàng cắn câu chưa?

Không đợi Lanh trở lời, hai đứa xáp lại gần nhau, vờ vẫn làm bộ yêu đương. Đến mức này thì không chịu được nữa, quá mù ra mưa rồi, Lanh cáu thật:

– Chúng mày sao nỡ đùa ác…

Chỉ nói được có thế, Lanh đã thấy nghèn nghẹn nơi ngực. Chắc khuôn mặt Lanh hiện rõ nỗi nghẹn ngào, tủi phận nên hai đứa kia dừng ngay. Cái Thu lỗ mỗ:

– Chúng em đùa một tẹo thôi, chị buồn làm gì.

Cái Sương chêm vào:

– Cũng là để khây khoả. Nhưng mà, em nói nghiêm chỉnh nhé. Anh chàng kia ấy mà. Mặt mũi đấy chắc cũng là người lành, chị em mình gắng chăm sóc. Chả gì cũng được tiếng làm việc nghĩa.

May, chúng nó chưa biết đoạn cầm tay, cầm tiếc. Mọi việc qua rồi, người Lanh vẫn ran ran. Và đêm nào Lanh cũng xốn xang trong nỗi niềm mơ hồ không thể cắt nghĩa.

Gã hồi sức rất nhanh. Mình gã đã tự lần ra bờ suối. Người đã lại phổng phao, dù mặt vẫn xanh xao. Bộ quần áo của cái Sương, chả mấy lúc đã chật cứng. May, anh chàng người yêu Thu về kịp, nên gã được bộ quần áo tươm tất để mặc. Cái Thu đã lại cợt:

– Cứ như ngâm bột nở chị Lanh nhỉ.

– Nỡm ạ, không đùa đâu.

Mắt đánh sang anh chàng lái xe, nó cười toe toét:

– Chị chê, để em vậy. Em bao nhiêu cũng ít.

Tay kia không vừa:

– Thế hả? Đợi đấy nhé.

Của đáng tội, mặt gã vẫn ngô nghê nhưng cũng đã ra dáng lắm rồi. Gã hồi phục dần trí nhớ. Nói chuyện với tay lái xe, gã đã kể tương đối mạch lạc lai lịch của mình. Không có điểm nào nghi ngờ, mọi người yên tâm hẳn, không còn lo ngại gì về nhân thân của gã. Cùng cảnh lính tráng cả, thông cảm nhau rất dễ. Tay lái xe bàn:

– Cứ tạm để hắn ở đây. Lần sau về, tôi sẽ đưa hắn trả đơn vị.

Nghe được câu này, thậm chí gã còn biết cảm ơn. Mọi việc thế là tạm ổn. Ai cũng mừng. Có mỗi một điều, Lanh giấu mọi người. Những lúc kề cận, gã toàn nhầm tưởng Lanh với một cô gái nào đó tên Thuyên. Không biết là vợ hay người yêu. Cử chỉ của gã rất đỗi thân mật, âu yếm. Gã cầm tay Lanh đến hàng giờ và mồm thì liến thoắng đủ mọi thứ chuyện. Đã mấy lần gợi, để gã thấy sự nhầm lẫn nhưng tịnh chẳng một chút tác dụng. Lạ thật. Chẳng nhẽ gã giả vờ. Nhưng tình cảm của gã chân thành lắm. Người giả vờ không thể đạt được thế. Hẳn gã phải có căn cớ gì sâu xa. Chắc chắn gã có tình yêu với người con gái nào đó tên Thuyên. Có thế bây giờ, gã mới nhầm tưởng Lanh là người con gái đó. Lanh vô cùng lúng túng không biết phải xoay trở ra sao. Trong cơn mộng du miên mải, gã lảm nhảm toàn những điều Lanh không thể hiểu. Một lần khi bóng tối chầm chậm men vào khoang lán chật hẹp, bất ngờ gã choàng ôm lấy Lanh. Lanh cụng cựa, vùng vẫy. Đang yếu nhưng trong gã như tiềm ẩn một sức mạnh vô hình nào đấy. Người gã nóng rừng rực. Mắt gã phát sáng như có lửa châm. Gã ghì Lanh đến nghẹt thở. Không thể thoát được, Lanh cố dồn hơi để kêu cứu. Đúng lúc tiếng kêu nghẹn ngào sắp bật ra được thì gã đặt vào môi Lanh cái hôn bỏng rẫy. Nụ hôn đầu tiên, người con gái được nếm thử. Không có mùi vị. Cảm giác người như đông đặc lại. Cơ bắp toàn thân được dồn động để chống lại cái sự đông khó hiểu kia. Tiếp đến là cảm giác lạ lùng hơn, người tựa hồ như sắp sửa tan ra. Lần này thì không chống cự nổi. Cả đầu óc cũng quay cuồng. Chỉ đến khi gã buông lỏng người, Lanh mới hồi tỉnh được. Gã nằm vật ra sạp. Gã vẫn còn yếu. Mới cái hôn đã hụt hơi, thở hào hển. Mắt gã nhìn Lanh vẫn bừng bừng, quăng quắc sáng. Lanh phải quay mặt, không dám nhận cái nhìn ấy. Cũng không hiểu sao, chân Lanh bị ríu lại như thể có ai gò kéo. Cần phải rời khỏi căn lán ngay lập tức. Trái tim Lanh mách bảo thế. Song không đi nổi. Không thể đi nổi. Người Lanh run bần bật. Lanh đã mong đợi không biết bao nhiêu ngày cái hôn đầu đời. Từ lâu lắm rồi kia. Tận thuở còn là cô bé con tóc kẹp, quần cộc, chân đất, một buổi bỗng thấy ngực mình cứng nhức và những giọt máu hồng xíu xiu, lần đầu tiên lặng lẽ nhỏ giọt từ thân thể. Tuổi trẻ con chấm dứt từ đấy, để nhen lên ước muốn ban đầu. Cái hôn đã thành hình trong những năm tháng rong ruổi của đời thiếu nữ. Cái hôn chín dần, treo trong trí tưởng và mong đợi, kể cả lúc người Lanh suy kiệt nhất vì dầu dãi và sốt rừng. Đó là một cái hôn khác.

Hoàn toàn khác. Cái hôn đời của Lanh đã không đến. Đúng hơn, không bao giờ còn có dịp để nó đến nữa. Gã trai xa lạ, trong cơn mộng du điên đảo đã mang đến Lanh cái hôn dành cho một người con gái khác. Tự nhiên, nỗi xót xa kết thành cơn tức giận trào lên. Chưa bao giờ Lanh giận dữ đến mức ấy. Có lẽ đó là kết quả của sự tự thị mình bị chiếm đoạt. Còn có cách gọi nào khác. Sự tức giận lớn đến mức, Lanh ngã vật ra. Cú ngã đẩy Lanh áp sát vào người gã trai. Không thể đòi lại từ gã cái hôn đời. Không cần biết gã đang là một kẻ đau yếu, nương nhờ. Bằng một sức mạnh không ngờ của cơn giận trào đến đỉnh điểm, Lanh thộp ngực áo, xốc gã dậy. Không thể biết Lanh sẽ tiếp tục những gì, nếu mắt gã không bỗng nhiên ánh những tia ấm áp, chan chứa và miệng gã thốt ra những lời dịu dàng. Thật dịu dàng:

– Em. Kìa em, mai anh đi rồi.

Lanh thõng tay, nức lên:

– Trời ơi…

– Mai anh đi rồi…

– Trời ơi!

Giọng nói của gã âm âm đến kịch bậc, âu yếm, da diết. Mơ hay tỉnh đây, gã thầm thì với Lanh hay với người con gái khác? Kìa, cái nhìn gần gụi xiết bao. Chẳng nhẽ lại là mơ. Gã đang nói với Lanh đấy chứ. Mắt kia, giọng đấy không dành cho Lanh còn dành cho ai nữa. Trời ơi, ngọn lửa từ mắt gã trai đã chuyển sang cho Lanh. Không còn giận dữ. Không còn dằn vặt. Không còn bất cứ một điều gì. Lanh choàng lấy gã trai, hấp tấp ghì chặt, môi kề môi. Bây giờ mới là cái hôn của Lanh. Ngọt ngào đến tê dại. Đích thị là nó. Không thể chượi vào đâu được, đúng như mong đợi. Mằn mặn, chan chát. Phải rồi, đúng là cái hôn của Lanh.

– Mai anh đi rồi.

Đi làm sao được anh. Hãy ở đây với em. Chiến tranh còn kéo dài. Dài bao nhiêu mặc kệ. Bom đạn phỏng có nghĩa lí gì với hạnh phúc chúng mình.

Những cái hôn nối nhau, bất chấp bóng đêm đã bò kín đậm đặc khoang lán. Lanh như mê đi, hồn rộng ra, rộng mãi. Có cái gì tựa như tiếng hát lan toả trong cõi hồn cô. Tiếng hát chưa bao giờ Lanh từng gặp. Tay gã lần lần từng chiếc cúc áo quân phục. Bản năng phụ nữ khiến Lanh co người lại.

– Đừng, anh!

– Chúng mình là của nhau cơ mà.

– Đừng…

Tay gã dừng lại. Có một khoảnh khắc im lặng. Nghe rõ tiếng dồn của nhịp tim. Mồ hôi mệt nhọc túa ra ướt đầm. Tiếng gã thoang thoảng:

– Thôi ta về đi em.

Lanh hoảng hốt:

– Về đâu?

– Ta về đi. Tạm biệt. Em biết không, anh vẫn đang nhìn thấy những chiếc lông ngỗng trắng xoá trên đường. Trọng Thuỷ đúng. Đó là dấu vết của tình yêu!

Tiếng của gã đều đều nhỏ từng giọt. Từng giọt xoáy vào tim Lanh. Không phải. Không có cái gì dành cho Lanh cả. Cô đã nhầm. Vận hết sức, Lanh bịt lấy mồm gã. Không có cái gì của mình cả. Tiếng của gã lọt qua kẽ tay cô. Lanh vằng mạnh. Thuận đà, Lanh giáng một cái tát vào mồm gã. Tiếng nói im bặt.

ánh đèn pin quét lấp loáng. Thu và Sương ào vào. Cả hai khững lại. Lanh đổ vào vòng tay hai người bạn. Giọng cô lạnh buốt:

– Tha lỗi cho chị. Hãy tha lỗi cho chị.

Đó là tiếng nói của số phận. Mọi việc xảy ra sau đó chỉ cách chưa đầy nửa tháng.

(còn nữa)

Advertisement

Entry filed under: Tiểu thuyết.

Tàn đen đốm đỏ- 9 ( Tiểu thuyết ) Tàn đen đốm đỏ- 11 ( Tiểu thuyết )

166 bình luận Add your own

  • 1. Dong  |  Tháng Mười Hai 1, 2009 lúc 8:34 chiều

    Đoạn con gái nghĩ gì xử sự như thế nào này thì phải nhờ các chị em vậy, không biết có đúng thế ?

    Trả lời
    • 2. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 1, 2009 lúc 9:30 chiều

      Sao lại thế? Nhờ vào kinh nghiệm mình sống với chị em như thế nào để hóa thân mới là đúng. Chắc gì chị em đã chuẩn hơn cái đám viết văn “lại cái” nghĩ gì xử sự như thế nào…khe…khe….

      Trả lời
  • 3. Cún  |  Tháng Mười Hai 1, 2009 lúc 9:21 chiều

    Đã được ban tặng cho chiếc hôn đâu “Ngọt ngào đến tê dại”, vậy mà vẫn còn nhầm Lanh với người khác, không chịu tỉnh… bị uýnh là phải rồi.

    Trả lời
  • 5. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 1, 2009 lúc 11:21 chiều

    Đoạn tâm lý chị em này thì mình dốt đặc. Nhưng của đáng tội, tim cũng” đập phòm phọp”. Mong chị em giải thích hộ cái ! Mà ông PNT kiếm đâu ra chữ ”phòm phọp” ấy nhỉ ? Nghe cứ như sắp vỡ ý…khi yêu. Heheee…..

    Trả lời
    • 6. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 2, 2009 lúc 1:01 sáng

      Từ ngữ này của dân nhậu. Tui suy ra từ cái món tim…lợn nướng. Nom quả tim nguyên nó thù lù trên đĩa thành ấn tượng.

      Trả lời
  • 7. xuân hoà  |  Tháng Mười Hai 2, 2009 lúc 8:40 sáng

    “nụ hôn đầu tiên,người con gái đc nếm thử-không mùi vị”
    CHÍNH XÁC.
    Còn em cho là khi (yêu)tim ko chỉ đập phòm phọp. Khi phòm phọp, Khi tắc phụt…và có khi …….ngưng đập trong khoẳng khắc..hehe

    Trả lời
    • 8. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 2, 2009 lúc 9:01 sáng

      Ngưng đập là tắc tử có khi. Khiếp quá thế này thì ai mà dám yêu nữa. Tui đi tu thôi. Khe…khe…

      Trả lời
      • 9. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:10 sáng

        Thì đang tu tại gia còn gì ! Còn tu Chùa thì không đến suất vì tui đăng ký trước rồi. Heheee…….

        Trả lời
        • 10. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 8:43 sáng

          Tui có suất ở Chùa đàng hoàng nghen. Thi thoảng vẫn vào ở vài bữa nhưng là vào nương nhờ cái tĩnh để hạ bớt cái…động của mình thui. Dại gì mà tu. Khe…khe….

          Trả lời
          • 11. Em là Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 12:32 chiều

            Ai trong số chúng ta có lên “trển” trước, thấy bạn cũ nhớ tay bắt mặt mừng, kéo bạn lên cùng, đừng “người đến trước bắt nạt người đến sau nhá. Bác Tiến mà đi đâu là em đi theo đấy đấy.

          • 12. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:09 chiều

            Đận “trển” này tui đi sau Cún cho chắc. Chả dại đi trước.

      • 13. xuân hoà  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 7:09 sáng

        chúc các bác đi tu thành công!

        Trả lời
        • 14. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 8:44 sáng

          Đừng vội mừng nghen. Khe…khe…

          Trả lời
          • 15. van  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 9:02 sáng

            @xuanhoa: tu mô cho em tu cùng…

  • 16. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 9:51 sáng

    Tu phải có căn đấy. Không dễ đâu. Khe…khe…

    Trả lời
    • 17. Small  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 10:06 sáng

      Và khó nhất là “tu tại gia” phải ko chú?
      @van: bây giờ chị lại dùng nick “van” chứ ko nick meogia nữa à? 🙂

      Trả lời
      • 18. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 10:54 sáng

        Tu tại gia vừa khó vừa dễ vừa là tu lại vừa là không phải tu. Dễ khó nó ở chỗ đó.

        Trả lời
        • 19. Em là Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 12:26 chiều

          Oh, các bác cũng tu ạ. Mừng quá thế là lên trên “trển” em có bạn rồi.

          Trả lời
          • 20. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:06 chiều

            lên “trển” không có món tu đâu Cún à!

      • 21. van  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 12:03 chiều

        @Small: Chị có biết một cặp, khi yêu nhau thì cô ấy bảo là tuổi mèo, sau này lấy nhau xong thì lộ ra là tuổi hổ. Vài năm sau thì toàn xảy ra chuyện xui xẻo và chia li, chắc cũng do chuyện hổ đội lốt mèo! Chị sợ gặp hổ trong đám mèo quá, đành chia tay cái nick đó, van cho chắc ăn, hehe!

        Trả lời
  • 23. Dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 10:38 sáng

    Tu tai gia la khon nhat : Khi nao thich yen lang hay muon tron nghia vu…thi keu : tui dang tu, xin dung quay ray.
    Dung tin !

    Trả lời
    • 24. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 10:56 sáng

      Tin thế nào được. Thầy tu thực sự đôi khi còn mất tin. Huống hồ tu…giả. Khe…khe…

      Trả lời
  • 25. do kho  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 1:32 chiều

    Tien an lon

    Trả lời
    • 26. van  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 1:50 chiều

      Này ông bạn, đặc sản đó ông có hay không mà đi mời thiên hạ thế! Shut up đi là vừa, kẻo thiên hạ cầm gậy đuổi theo đó!

      Trả lời
    • 28. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:13 chiều

      Ăn ngon đã chả đến lượt tui. Khe…khe…

      Trả lời
    • 29. Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:38 chiều

      Cái ngữ này, bắt chước các cụ ngày xưa gọi là: “mặt sành ghe đá, mặt vá sắt tây…”

      Trả lời
      • 30. van  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:43 chiều

        Hehe, Cún trích dẫn chưa chính xác, tui thuộc nguyên văn nè, có cần đọc lại cho anh bạn kia nghe không? Đảm bảo sợ!

        Trả lời
      • 31. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:29 chiều

        Khe…khe…

        Trả lời
        • 32. Hồng Chương  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 7:29 chiều

          he he đây chắc là bạn bác Tiến.
          Tui cứ nghĩ tới cái còm này là cười tủm tỉm suốt và nghĩ tới bác TTĐỉnh trong bạn văn của anh Lập
          Vui thật

          Trả lời
          • 33. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 8:40 chiều

            Được cho ăn cái đó tui cũng mủm mỉm suốt thật. Ai thì ko dám đoán. Cảm ơn cái cười tủm tỉm của anh HC.

          • 34. van  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 8:55 chiều

            Em thích cái cười tủm tỉm của anh HC, duyên cực kỳ! Hehe

          • 35. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 9:00 chiều

            Tui cũng hình dung ra cái duyên…tủm tỉm ấy. Quá duyên. Khe…khe…

    • 36. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 11:15 chiều

      Thiếu dấu nên không luận ra, chắc cha này dốt văn và vi tính!
      Thôi đành tạm dịch : Tiên ấn… lộn.!!!!

      Trả lời
      • 37. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 12:01 sáng

        Bác dịch sai nguyên bản. Của người ta mộc thế bác lại làm phức tạp ra. Khe…khe…

        Trả lời
        • 38. van  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 12:29 sáng

          Bác Tiến còn thao thức vì anh Do Kho đó à? Lỡ đó là anh TTĐ thì buồn cười thật!

          Trả lời
          • 39. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 12:30 sáng

            Chắc quân ta thôi nhưng không phải bác Đ đâu.

          • 40. van  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 12:35 sáng

            Quân ta? Ai mà dám trêu gan bác Tiến thế! Bác còn làm việc à, em cũng sắp về.

          • 41. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 12:53 sáng

            Thiếu gì người dám. Tui còn thức lâu.

    • 42. vietanh  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 3:33 chiều

      cuộc sống có ít niềm vui nhưng có quá nhiều chuyện tức cười,hehehe….

      Trả lời
      • 43. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 5:22 chiều

        Tức cười là niềm vui đấy chứ. Vui hay không là ở mình thôi vietanh à.

        Trả lời
  • 44. Dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:02 chiều

    Khe khe…!
    @Do Kho vua moi phat minh ra mon an.
    Van thi chua biet mon ay ra sao da keu shut up la the nao ? De tui hoi Dokho an mon do roi thi thay mui vi ra sao da chu. Biet dau ban ay co y tot, thay mon ngon an mot minh thi buon, moi nhau mot cau ay ma.
    Rieng tui, ngon hay khong chua biet, nhung tui xin tra lai cho DoKho@, anh cu mang ve dung mot minh hay gui cho cac cu than sinh ra anh xoi truoc, khi nao cac cu ay bao ngon thi cho bon tui xoi sau nhe.

    Trả lời
    • 45. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:18 chiều

      Khe…khe…Xơi sau các cụ…Quả là người biết phép tắc. Tay này được!

      Trả lời
  • 46. Dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:20 chiều

    Saigon bao nhieu chuyen hay ho, chang thay anh Tien di “thuc te” gi ca nhi ?
    Anh dang ” thai nghen ” de tai gi cho bon em tham khao voi !

    Trả lời
    • 47. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:28 chiều

      Tui đang thu xếp để đi LHP đây. Đặt vé rồi nhưng lại kẹt quá. sinh nhật con gái rồi vướng đủ thứ lịch. Chơi còn chả có thời gian lấy đâu ra mà “thai nghén gì” nữa. Tội hè.

      Trả lời
      • 48. dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:46 chiều

        Cai chuc “Chu tich hoi Ong ngoai” ma quan trong qua nhi ? Sinh nhat bon tre bay gio, su co mat cua phu huynh la gop phan “buon ba” them thoi anh. Chi chi mot hai trieu la duoc roi.

        Trả lời
        • 49. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:58 chiều

          Con gái lớn vừa ra trường làm cô giáo. con nhà tui trừ phi đi nước ngoài. Còn thì không có mặt là…toi luôn. Chiều con quen rồi. Khe…khe…

          Trả lời
  • 50. Em là Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:26 chiều

    Em đã cảnh báo bác Tiến rồi. Tuần sau bác Tiến sẽ hắt hơi liên tục, liện tục, liên tục…

    Trả lời
    • 51. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:30 chiều

      Nhất trí là liên tục hắt hơi. Thèm được hắt hơi. Khe…khe…

      Trả lời
  • 52. Dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:52 chiều

    Tam co nuong Cun, Van va Xuan Hoa chuan bi ao dai, bua nao anh Tien vao la ra TSN tang hoa va om hon tham thiet nhe !
    Tui chuan bi duoc 1200 chai ruou vang Nhap khau tu Argentina roi, bao dam anh Tien uong toi nam sau chua het.

    Trả lời
    • 53. xuân hoà  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:57 chiều

      dạ em xin xung phong tặng hoa-nhà em có sẵn loại hoa trái nhàu-đã có lần em chào hàng bác T rồi ạ.

      Trả lời
    • 54. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:31 chiều

      1200 chai rượu vang…sợ thụt vòi luôn. Khe…khe….

      Trả lời
  • 55. xuân hoà  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 2:54 chiều

    log leo nhiều lúc em thấy lạnh cả người -oải quá.may mà có mấy bác ,mấy mèo kiên cường sống với lũ ,vượt qua lũ.cám ơn
    thế bác T ko vô dự LH phim ạ?em mong mãi(ý quên,ko phải em adong mong mãi)hehehe

    Trả lời
    • 56. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:34 chiều

      Sống với lũ là dễ nhất. Rượu trái nhàu mới là khó là khổ. Khe…khe….

      Trả lời
    • 57. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 11:06 chiều

      Em ra đón anh Tiến nên cẩn thận, nhỡ ôm nhầm người khác thì nguy. Mà nhớ ôm nhè nhẹ thôi nhá, nếu muốn ôm thật chặt thì đợi anh nghe ! Heheeee…. PNT sướng nhá !

      Trả lời
      • 58. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 11:57 chiều

        Giọng này là chịu rồi đây. Yên tâm đi lời mềm thít chặt. Tui cuốc vào cho. Lấy công cây thuốc lá thôi.

        Trả lời
        • 59. van  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 12:33 sáng

          Hehe, người ta đi ngủ mất tiêu rồi, không nghe được mấy lời có cánh của bác Trọc!

          Trả lời
          • 60. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 12:51 sáng

            Tội hè…tội hè…

  • 61. van  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:01 chiều

    Tui góp can rượu nho nhé! Đảm bảo cả hội mình say tới bến! Tui chỉ sợ hội mình say quá thì nhân vật chính bỏ đi đâu mất tiêu! Vì chỉ có bác ấy tỉnh, do chấp hành lệnh không uống rượu của chị Mèo!

    Áo dài hả! Áo dài kiểu Bunga của Taliban tui cũng có luôn!

    Trả lời
    • 62. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:35 chiều

      Say tới bến luôn. Nghe mà thèm. Không vô thì thiệt thòi quá. Khe…khe….

      Trả lời
      • 63. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 11:09 chiều

        Tui cũng thiệt thòi vì không về được. Nghe mà thèm mà sướng! Heheeeee…

        Trả lời
        • 64. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 11:54 chiều

          Hôm đó bác khui một chai lá cỏ Ba Lan, bóc một bao Gold vàng 25 điếu Mẽo, gọi một bát tiết canh Thổ, một đĩa lòng lợn có rau thơm Việt và…tự sướng. Khe…khe…

          Trả lời
    • 65. Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:14 chiều

      Trời ơi, cả hội say mà chỉ mình bác ấy tỉnh, khiếp quá…. thế này chắc chị mèo sẽ phải cầu trời: “ông ơi, ông say nhũn như mọi hôm cho tôi nhờ hu hu… “

      Trả lời
      • 66. dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:20 chiều

        Coi chung Cun oi, say gan chet roi nhung van nguy hiem nhu thuong : Bỗng gã thấy mát dịu. Bàn tay gã đang nằm gọn trong tay cô gái…. Có một luồng điện từ những nốt sần truyền sang người gã. Thân thể gã bừng lên.
        So chua ?. Do la sap chet roi ma con the !

        Trả lời
      • 67. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:23 chiều

        Tỉnh tui nhát lắm. Khe…khe…

        Trả lời
      • 68. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:25 chiều

        Chưa gặp mà tả đúng cực kỳ luôn.

        Trả lời
      • 69. van  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:47 chiều

        Ui giời, bây giờ mới thấy mấy cái còm này, đúng là chủ đề say!

        Lại nhớ bác nhà thơ “làm bí thơ hoài” có câu thơ nịnh Cu Ba- Hòn đảo lửa đảo say:

        Ở đây say thật say trời đất
        Sóng biển say cùng rượu mật say…

        Thì cả đám say cũng phải có người tỉnh chứ, vì người đó không dám uống!

        Trả lời
  • 71. dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:42 chiều

    Ruou nho nha Van thi tuyet voi roi, nghe ke da muon say. Thoi, anh cu thu xep vao nhanh nhanh di anh a, say o dau thi con so, say o Saigon thi anh da say nhieu lan roi, an toan lam. Co Cun chuan bi mon gi de don anh Tien day ?

    Trả lời
    • 72. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:00 chiều

      Tui sợ nhất là tỉnh. Say thì thôi rồi Lượm ơi. Tự thấy mê mình lúc say luôn. Khe…khe…

      Trả lời
  • 73. van  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 3:55 chiều

    @Dong: Hehe, nếu anh Tiến vào thì mới xách can đi mua rượu nho chứ! Để sẵn ở nhà thì làm mồi cho hũ hèm nhà tớ à!

    Trả lời
    • 74. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:03 chiều

      Yên tâm đi kỳ này cả đại quân vào chiến đấu với dân Sè Goong. Tinh dân nhậu có mấu xuất hiện ở Quê Choa. Bọ Lập mồng 7 vào. Tui ko thay đổi thì mồng 9. Nhanh chậm cũng dứt khoát vào.

      Trả lời
      • 75. dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:13 chiều

        Bo Lap dang giau giem, khong muon cho ai biet ma anh Tien “bat mi ” ra the nay thi tieu roi !
        Ngay nhu em ma con phai ” nghe hoi noi cho” moi biet chu ong Bo co thong bao gi cho em dau. Dung ra la phai “Tu ai ” lam do, nhung tu tu xem khi vao ong Bo noi sao da.
        Anh Tien vao theo bo phim gi anh ?

        Trả lời
        • 76. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:17 chiều

          Bọ Lập kín tiếng là phải. Yếu sợ gió mà. Khe…khe…Tui không theo phim nào. Dự chơi chơi thôi.

          Trả lời
    • 77. dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:08 chiều

      Ua, nha Van cung co mot hu hem ha ? Troi, the thi giong nha tui roi, nhung o nha tui, cai hu hem ay chinh la…tui !
      Thoi de anh Tien vao roi thi tinh, tui co 1200 chai ruou thiet do, Van co can mua de tang qua Tet cho khach hang…thi keu tui, bao dam gia re hon nhieu so voi sieu thi nhe. Thiet do, nhap ve chuan bi cho khai trruong nha hang nhung ban duoc thi cu ban. Con chuyen mang ra tiep khach quy nhu anh Tien thi ..vo tu’ !

      Trả lời
      • 78. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 4:22 chiều

        Dong giọng khủng bố quá. Rượu vang say là chết luôn đó. Tui khiếp thằng tên vang này mấy đận rồi.

        Trả lời
  • 79. Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 6:33 chiều

    To Anh Đồng: Vậy em thống nhất ngày mai mình off rồi bàn luôn vụ đón bác Tiến anh nhé. XuanHoa: Mua hoa đón bác Tiến và … 1 bạn giai thân của bác Tiến. Anh Đồng lo phần rượu. Chị Vân chắc chắn phải xin sếp nghỉ để có mặt trong tiệc, cổ vũ offline. Anh Giao nếu không bay về được thì chịu khó chầu rìa và cổ vũ cho tiệc Sài gòn “online”.
    Em thì chịu trách nhiệm lên kế hoạch liên kết với mọi người rồi còn đưa sếp Đồng duyệt. Thế anh nhé, ngày mai nói chi tiết hơn ở quán cà phê cũ đó nhé.
    Hiii, ở trên “trển” thì em dứt khoát là theo bác Tiến. Còn dưới “gầm” này thì em phải một mực theo …. eng Đồng!

    Trả lời
  • 80. Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 6:43 chiều

    To Anh Đồng: Còn anh HC và anh P thì chịu trách nhiệm vụ gì anh nhỉ? anh cho em ý kiến.

    Trả lời
  • 81. Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 6:53 chiều

    To anh Đồng: Còn anh HC và anh Phil thì chịu trách nhiệm gì anh Đồng, anh cho em ý kiến nhé.

    Trả lời
  • 82. dong  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 6:59 chiều

    Phil thi se lo khoan xe dua don. Vi Phil co xe rieng va tai xe, cong ty lai o gan sanbay, ngay HVThu – HVHue.
    Em da thong bao voi Phil chua ?
    Anh HC ha, ong tre ay suot ngay lo da banh da bong y nhu con nit. Anh HC noi anh : Mua giay bata tham gia cho vui. Anh noi : Em da san tam giac du vui roi, can gi phai ra san vuong chi cho no met !
    Mai co gi se ban bac them nhe.

    Trả lời
    • 83. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 8:54 chiều

      Giời ạ, không phải đón đưa gì đâu, tính tui thích bụi đời cứ lẳng lặng thôi. Vô đó rồi ta gặp nhau. Mới lại tui ko biết lịch đi thế nào đâu. Ra sân bay có khi ham vui còn làm lỡ chuyến. Rất, rất cảm ơn mọi người.

      Trả lời
  • 84. Cún  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 9:12 chiều

    Lỡ chuyến không có nghĩa là không đi. Anh nhớ mang quà cho chúng em nhớ!!!

    Trả lời
    • 85. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 9:21 chiều

      Nhất trí cao! Khe…khe….

      Trả lời
      • 86. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 11:02 chiều

        Trời ơi ! Mọi người bàn bạc rôm rả mà Cún cho tui chầu rìa. Bớ làng nước ơi ! Đúng là ”cờ bạc ăn nhau về Số” . Mỗi mình tui đen!!!

        Trả lời
        • 87. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 3, 2009 lúc 11:50 chiều

          Cờ bạc ăn nhau về sáng bác Trọc à.

          Trả lời
          • 88. dong  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 4:01 chiều

            Anh Giao anh ay gia bo la lang the thoi bac Tien oi, sang, chieu hay toi gi thi anh ay cung An va se An ca. Anh em minh sap co dip ” ngoi sui” do anh Tien !

  • 89. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 4:42 chiều

    Đúng thế. Khe…khe…

    Trả lời
  • 90. tử văn  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 9:12 chiều

    Nghe bố và mọi người nói chuyện,thấy thèm nên nhảy vô. Con đọc gần 90 đoạn đối thoại trên, con cười “bò lôn, bò lặn”. Ke kekeke
    Bố ơi, khi nào bố vào sài gòn, kêu con, con tiếp chiêu bố nha.
    Mà chẳng biets tiếp bố chiêu gì nữa. Con cái gì cũng kém. híc…

    Trả lời
  • 91. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 9:28 chiều

    Nhận kém tức là biết nhún mình. Vậy là khá rồi. Một lời thế này đã là tình cảm đã là “tiếp chiêu”. Cảm ơn Tử văn nghe.

    Trả lời
  • 92. tử văn  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 9:38 chiều

    hìhif
    bố nghe bút danh con có kêu ko. Anh Tiến ở nhà hát tuổi trẻ bảo con đổi bút danh khác. Tại nghe nó tối quá.
    híc.
    dạo này con cũng lười viết. Có mỗi cái truyện ngắn cỏn con mà viết 1 tuần chưa xong
    híc

    Trả lời
  • 93. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 9:50 chiều

    Kêu nhưng người duy tâm thì lại kiêng. Tử văn nghĩa gì cũng chờn chợn.

    Trả lời
  • 94. tử văn  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 9:55 chiều

    bố cũng nói thế nữa.
    híc
    con ko muốn đỏi
    mà lạ
    khi con viết và đọc lại những gì trong đó
    toàn thấy chết chóc ko
    bệnh tật
    lạ quá
    bút danh có khi con viết văn lớp 9. trong bài phân tích nhân vật chí phèo và lão hạc. Cô giáo bảo con là: Tác giả giết chết nhân vật 1 lần, qua ngòi bút con phân tích, con lại giết chết nhân vật thêm lần nữa, và giết chết luôn tác giả.
    híc
    ngày đó con viết sắc lắm. cô giáo sợ đọc bài con phân tích,
    híc

    Trả lời
  • 95. dong  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 11:47 chiều

    Bay gio Tu van con lien lac voi co giao lop 9 ay khong ? Do moi chinh la nguoi nhan xet truyen cua Tu Van dung nhat. Nen tham khao y kien cua co giao ay. That day.

    Trả lời
  • 97. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 11:48 chiều

    Nếu vậy thì tui cũng sợ luôn. Cô giáo còn sợ mà. Khe…khe…

    Trả lời
  • 98. Dong  |  Tháng Mười Hai 4, 2009 lúc 11:52 chiều

    Tại PNT là tác giả nên sợ những người bình tác phẩm có khả năng “giết” tác giả luôn chứ gì ?
    Giết tác giả thì khó chứ người viết dễ chết lắm Tử Văn ơi.

    Trả lời
  • 100. tử văn  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 12:12 sáng

    híc. bố ơi con không muốn chết, con không giết ai. híc.
    Dong là ai thế ạ.
    con cũng sợ bản thân con nữa là….
    hehehehehe
    con đọc 10 sáng tác con viết thì tới 7, 8 trong đó là có mùi chết chóc, bi thương. Kì cục.
    có cách nào thay đổi ko bố.
    Mà thui, con biết bố nói gì rùi.
    my blog: http://phamtuvan.plus.vn

    Trả lời
    • 101. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 12:37 sáng

      Dong tự giới thiệu ở còm dưới đấy. Đúng, tử văn nên gặp Dong trao đổi chắc sẽ nhiều bổ ích.

      Trả lời
  • 102. Dong  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 12:23 sáng

    @anh Dong, là một người chuyên sưu tầm và nhờ vậy sở hữu một bộ dao khá đủ các loại dao. Dao mổ vi phẫu cho đến dao mổ trâu đều có cả. Những người viết hay sợ anh Dong vì anh mổ kỹ, nhưng sợ nhất là anh hay mổ nhầm, lấy dao mổ trâu mổ chim sẻ chẳng hạn.
    Chú Tiến ở xa, anh em ta ở gần ( Saigon mà ) khi nào cầm bản thảo cho anh mổ với, lâu nay để dao cùn hết rồi Tử Văn ơi.

    Trả lời
  • 103. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 12:37 sáng

    Hữu duyên chăng? Khe…khe…

    Trả lời
  • 104. Dong  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 1:22 sáng

    Anh Tiến mang dao cùn sang nhà em hả. Là con Acer laptop nó bệnh ấy mà. Chết thật, viết tràng giang đại hải mà cuối cùng chả nói lên được cái gì thế này thì…chết thật !

    Trả lời
    • 105. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 1:07 chiều

      Biết là laptop mà nhưng thấy thích vì men theo ý của NQV viết vợ bệnh. Hai bài ngược nhau. Một bi một hài. Một đằng nước mắt vì thương, đằng kia nước mắt vì cười. Là thế. Còm ẩn đi cho nó zui. Nhân tiện nói mấy bài trước của Dong viết sắc sảo và hóm hỉnh lại hài hước và ý nghĩa nữa. Tui đọc kỹ nhưng không còm. Không phải vì gì đâu mà vì nó ko trong tiêu chí chơi blog của tôi.

      Trả lời
  • 106. tử văn  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 7:11 sáng

    bố ơi, con gọi bố là bố vậy con gọi Dong là gì. Là anh hay là ông hay là cụ. híc.
    Mổ thế thì con sợ lắm. Dong mà mổ xẻ con thì eo ôi, khiếp lên được.
    Dong ơi.(xin lỗi tại chưa biết gọi Dong là gì nữa, thất lễ), Dong ở đâu Sài gòn. Cho Văn biết, Văn còn vác thân quan cho mổ chứ. Mà dùng con dao bén nha. Dùng con dào cùn như ma, thì bố tớ cũng ko chịu đc. kekekekek

    Trả lời
  • 107. Dong  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 7:43 sáng

    @Tử Văn : 45 cái lá vàng rồi, nhưng cứ gọi tớ bằng anh đi cho nó ” trẻ trung sôi nổi”. Doạ nhau tí thế thôi, dao búa gì, chẳng qua mình thích đọc văn người viết trẻ, rất trẻ càng tốt. Tuy bây giờ họ còn non chỗ này kém đểm kia nhưng còn thơi gian để tự hoàn thiện, tìm tòi… lỡ mai này họ giành nobel …này nọ thì mình lại có dịp “nổ” : Ôngnày tôi góp ý bao nhiêu khi mới cầm bút. Vả lại, mình còn thấy sự phát triển đi lên hàng ngày mà hy vọng. Chứ văn gìa như chú Tiến nhà cậu lên đến đỉnh rồi, hết “lực” ! Đổi phong cách e chừng hơi khó,
    Mình ở SGN, cậu vào entry ” Sim tặc” nhà chú Tiến sẽ thấy số Đt. nhắn cho mình cái tên và số đt, mình sẽ thu xếp thời gian mời TV. uống cafe nói chuyện ngoài lề… OK ?

    Trả lời
  • 108. Dong  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 8:43 sáng

    Ông cụ nhà mình sinh thời hay nói : Khôn đâu tới trẻ, khoẻ đâu tới già.
    Nhà văn càng già càng chín, nhưng là cái chín rục. Trái xoài chín tới thơm ngon, chín rục vẫn thơm nhưng phảng phát mùi rượu, tức là lên men rồi…ăn lại mềm mềm nẫu nẫu…kém thú vị.
    Tới lúc các vị ấy nghĩ đến chuyện ra Tuyển tập, tổng tập là …xong phim !
    OK. mình ghi số đt vào rồi, sẽ cafe nhé.
    Chuẩn bị tiếp chiêu chú Tiến luôn chứ hả ?

    Trả lời
    • 109. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 1:31 chiều

      Tui già thật rồi. Hết đát rồi. Khe…khe…

      Trả lời
    • 110. vietanh  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 3:39 chiều

      già rồi, dẫu có “được trai”
      cái duyên đã tuột ra ngoài tầm tay
      còn men đâu nữa mà say
      thôi đành chống gậy ăn mày cửa em.

      Trả lời
      • 111. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 5:27 chiều

        Khe…khe…ăn mày cửa em. Được…được. Tui thi thoảng vẫn đùa đám tre trẻ rằng: tụi bay phải có lòng nhân hậu làm từ thiện cho chúng tao chứ. Để mấy cái thân già này chết khô là tụi bay mang tội với trời đất đấy. Khe…khe…Thế nên nhận sự bố thí gọi cho oai là từ thiện thì cũng có khác gì ăn mày. Được…được…

        Trả lời
  • 112. MuaThu HaNoi  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:19 sáng

    Thử còm coi avatar mới có hiện ở nhà bác Tiến không?

    Trả lời
    • 113. Dong  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 12:40 chiều

      Giờ này còn “mơ về nơi xa lắm” nữa ?

      Trả lời
    • 114. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 1:33 chiều

      Hiện mồn một. Mắt kém nhìn lại tưởng trái banh. Khe…khe…

      Trả lời
  • 115. Small  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:25 sáng

    Chú Tiến sắp vào SG à? vui quá. Small ở ngoài này hóng hớt đợi xem ảnh offline của các anh chị vậy.
    Thấy đa số ở blog này đều đang sống SG mà như anh Dong, chị Van, Xuanhoa và giờ có cả Tử Văn nữa.

    Trả lời
  • 116. tử văn  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:37 sáng

    @dong: chú lưu số con rùi sao không nhá máy cho con biết. OK. TIẾP CHIÊU BỐ CON LUÔN. KEKEKE

    Trả lời
  • 117. tử văn  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:39 sáng

    MÀ KHÔNG BIẾT CON CÓ ĐỦ NỘI LỰC mà tiếp chiêu bố và chú ko nữa. bố với chú nhẹ tay thui nha. Không thì hết đời con. con chưa muốn thành trái xoài chìn đâu. kekekekeke
    @small: small ơi, vào sài gòn lập hội đi. Trong này vui lắm. Văn mới vào sài gòn lập hội được một năm à. Nhưng hôi chỉ có 1 người. kekekek.
    chán phèo

    Trả lời
    • 118. Small  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 10:15 sáng

      @ Tử văn: Small mới từ SG ra HN sống đúng 2 năm đó. Quê của Small là Quảng Bình, học ở Hà Nội, sau đó gia đình vào SG sống nên Small cũng vào SG làm việc, rồi lại yêu chàng ở HN nên ra đây sống với chàng luôn. Small cũng có ý định tết này về SG ăn tết.
      Vụ offline này tiếc là ko phải dịp vào SG của Small rồi, tiếc thật đấy.

      Trả lời
  • 119. tử văn  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 11:18 sáng

    vậy à. vậy thì tết gặp đi. tết này văn còn ở đây mà. mà tết này ko biết ăn tết ở đâu nữa. có mấy người bạn thì về quê hết rùi.
    chú Dong ơi, mời con về nhà chú nha. con tiếp chiêu luôn.
    kekekeke
    được ko chú

    Trả lời
    • 120. Dong  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 12:44 chiều

      Tết hả, từ lâu rồi chỉ coi Tết như mấy cái chủ nhật cộng lại. OK, sẽ phải tiêu mấy ngày tết vơí anh em ta vậy.

      Trả lời
  • 121. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 1:36 chiều

    Mấy người này kỳ, giờ đã bàn tính Tết. Tui chỉ đi SG mấy hôm nữa mà đang phải mờ mắt lo xong việc để đi không còn thời gian thở. Kiếp nạn có khác chi cô Tấm bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt xong thóc mới được đi xem hôi. Nghiến răng cầu mà nào thấy Bụt.

    Trả lời
  • 122. xuân hoà  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 2:18 chiều

    tội nghiệp bác tiến quá ,ước gì em hoá thành bồ câu được,để giúp bác mau vô SG với tụi em-em đang buồn lắm . Hàng giờ em toàn phải mở bộ com ở bài này ra đọc cho đỡ buồn thôi.
    về số com hơn 100 này thì cũng chỉ tương đương bọ LẬP thôi, nhưng là hàng độc bác ạ.em đố ai vô đọc bài này của bác mà không cười ngặt nghẽo ạ.

    Trả lời
    • 123. Small  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 3:19 chiều

      Small là đang ngồi cười đây 🙂
      Đúng là vừa đọc vừa cười lăn cười lô như Tử văn nói. Chưa biết cuộc offline sẽ như thế nào nhưng đọc mà thấy có mùi rượu say ngà ngà tại đây rồi.
      Bác Giao liêu và small những ngày đó ko nên vào blog này nữa kẽo lại “tức anh ách” trong lòng, he he

      Trả lời
    • 124. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 4:03 chiều

      Bì với bọ Lập làm gì. Tui là trứng bọ là đá. Khe…khe…

      Trả lời
      • 125. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 4:05 chiều

        Sall kêu bác Trọc không vô thì nhầm rồi. Chưa chừng bác ấy vô trỏng trước cả tui ây chứ. Bác ấy là người chí khí biến căm thù thành hành động mà.

        Trả lời
        • 126. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 10:57 chiều

          Tui thấy mọi người bàn rôm rả mà thèm, nhưng những 13 000 cây số lận. Nếu muốn vô SG trước PNT thì có khi cho hồn về trước. Chỉ sợ khi gặp nhau lại bảo : Chúng tôi chào hồn ạ ! Toi tui. Heheee….

          Trả lời
          • 127. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 11:37 chiều

            Đúng rồi cho hồn thăng trước, thân xác về sau. Hồn mới quý, mới cần chứ. Lạy hồn…khe….

          • 128. MuaThu HaNoi  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 2:19 chiều

            Vậy mấy hôm nữa tụi em gặp bác Tiến, hồn anh Giao nhập vào ai thì người đó “phải” uống phần rượu của anh Giao nhá…

          • 129. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 5:20 chiều

            Nhập luôn vào tui cho xong. Hồn Giao thịt Tiến. Tui có làm gì thì hồn chịu trách nhiệm nghe. Tui vô can.

          • 130. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 8:54 chiều

            Ôi giời ! Sao mà cái nhà bác này khôn thế? Bác uống thêm phần. Say. Làm thoải mái gì gì ý. Rồi em chịu. Thôi em bay đi còn hơn bay về. Heheeee….

          • 131. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 9:38 chiều

            Bay đì thì tiêu cực quá. Không thăng kiểu ấy được. Phải giáng. Bác tính để Tết về đi. Tui làm chân gỗ cho. Hết ý.

      • 132. Dong  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 8:10 chiều

        Khôn thế !
        Trứng thì còn hứa hẹn một vài điều. Đá thì hỏng luôn rồi. Không lẽ cứ Viagr….hoài.

        Trả lời
        • 133. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:34 chiều

          Trứng cũng dăm bẩy loại trứng. Trứng ung, trứng lộn thì vứt đi là cái chắc. Ước được làm đá cho nó bền. Vi gì cũng được.

          Trả lời
  • 134. Cún  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 4:34 chiều

    “Bác ấy là người chí khí biến căm thù thành hành động mà”, em nghe bác nói thế thì biết thế chứ em chả tin lắm.

    Trả lời
    • 135. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:35 chiều

      Cứ tin cho nó khí thế. Tin lão ấy mới buốt ruột mới sôi sục mới…

      Trả lời
      • 136. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 11:01 chiều

        …..mới ghét như cá bỏ lò uống với rượu nếp của Van ( còn vang của Dong để giành khi đi ăn bánh Pizza của Ý).Hehee….

        Trả lời
        • 137. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 11:45 chiều

          Cái cần thì không nhắc đến. Thầy đồ giở võ…ẩn để chơi trò áo gấm đi đêm đây mà. Chị em cẩn thận.

          Trả lời
  • 138. Cún  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 4:35 chiều

    Bác Tiến mà cứ trả lời từng cái còm một thế này rồi sẽ có ngày “đọa” như Bọ Lập thôi.

    Trả lời
    • 139. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:37 chiều

      Mơ cũng chả có ngày “đọa” có khác gì mơ về nơi xa lắm.

      Trả lời
  • 140. Dong  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 8:14 chiều

    Sứ quán Canada mới làm Bọ đoạ, chứ bác Tiến hả, chả có lý do gì mà đọa. Miễn thuế lâu nay rồi……!
    Cươi người hôm trước…
    Kệ đi, hôm sau tui đi tu như bác Tiến là ổn cả.

    Trả lời
    • 141. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:44 chiều

      Ngán nhất cái món miễn thuế. Đúng thế còn lâu tui mới đọa. Món tu của tui hay lắm Dong à. Gặp, tui sẽ truyền bí kíp. Mà chưa biết mèo nào truyền mỉu nào. Nhỉ?

      Trả lời
  • 142. tử văn  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:02 chiều

    mải đi làm, giờ nhảy vô thấy mọi người bàn tán tùm lum mà văn chẳng hieur gì. ngôn ngữ thâm thúy nên lớp trẻ tụi con nghĩ mãi mới ra. híc.
    Bố ơi, bố là Tấm, con là dì ghẻ nha.
    kekekekke

    Trả lời
    • 143. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 5, 2009 lúc 9:47 chiều

      Cu con này ngộ ngôn rồi, phải đánh thuế nặng. Mi làm dì ghẻ để Tấm bố toi mất cái vố thử hài à.
      Lại nhớ câu thơ cực hay của Trần Anh Thái:
      HÀI HẠNH PHÚC ĐÃ BAO NGƯỜI ƯỚM…

      Trả lời
  • 144. tử văn  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 12:16 sáng

    Sao lại ngộ ngôn hả bố. Mà bố định đánh thuế con thế nào đây.
    cÁI HÀI ẤY BỐ KHÔNG ĐI ĐƯỢC ĐÂU. gÌA RỒI CÒN HAM HỐ CHI NỮA. đỂ CHO CON cÁM CỦA CON NÓ ĐI ĐI.
    KEKEKEKE

    Trả lời
  • 146. tử văn  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 12:39 sáng

    Sự thật hơi phũ phàng nhưng phải chập nhận thui bố ơi. Bố già sắc, còn cái thần vẫn trẻ. Nịnh chút cho bố nói chuyện lại với con…. Kekeke
    Bố đừng phổng mũi, lại nổ tung cái máy tính của con bố nha.
    kekeke

    Trả lời
  • 147. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 12:45 sáng

    Nhất trí già. Được chưa!

    Trả lời
    • 148. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 3:09 sáng

      Tui không nhất trí. Già còn ít thời gian nên không được lãng phí . Đằng này PNT lại tốn thời gian vào những chuyện vô bổ nên vẫn còn trẻ. Buồn !

      Trả lời
      • 149. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 8:03 sáng

        Cũng lại nhất trí. Mấy cái vị cứ đổ tiệt cho mình là già ấy không phải là chưa chừng nữa mà là đích thị già hơn mình là cái chắc. Viết rối rắm cho nó nhơ nhỡ. Khe…khe….

        Trả lời
  • 150. tử văn  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 8:20 sáng

    Bố nói thế, bố bảo còn già hơn bố à. Hay hay. con hơn cha là nhà còn nóc.kkekekeke
    mà không biết khi con đi cạnh bố, không khéo người ta tưởng con là anh em ấy chứ. Chết thật
    Ai cũng bảo con như ông cụ ấy.
    kì cục
    Mới có 23 mà bảo già
    Chúc bố và các bạn của bố cuối tuần vui vẻ nha bố.
    Mấy ông thầy đồ trọc, dong, small… cũng thế nha

    Trả lời
    • 151. Dong  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 10:07 sáng

      Đừng lo @Tuvan ơi, ai bảo cậu già là tớ phản đối ngay, 23 mà già gì nhỉ? Tớ thấy cậu con non nữa là khác. Cậu cứ yên tâm đi, người đang “vui” là bố Tiến của cậu đấy, lanh quanh làm sao mà người ta lại nhìn ra anh em với cậu khi đi bên cạnh thì “trẻ” ra đến vài chục tuổi ấy chứ.
      He he, chúc mừng anh Tiến !
      Chúc mừng sinh nhật cô gíáo trẻ nhà anh luôn nhé !

      Trả lời
      • 152. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 11:13 sáng

        @Dong. Tui so với dạo hai, ba mươi tuổi thấy tính tình chả chín chắn lên tẹo nào. Vẫn đủ mọi “nết” cũ. Già trẻ ko quan trọng thôi thì giời cho mình cái gì, bắt tội cái gì thì cứ thế mà gánh thôi.
        Cảm ơn cái chúc sinh nhật. Vừa nịnh nó bảo con mua gì không để bố đi làm nghĩa vụ gia nô? Cả hai đứa bảo bố trật tự đi. Im thít. Thì ra nó coi mình như cún con trong lớp thôi. Khe…khe…

        Trả lời
    • 153. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 11:06 sáng

      Nom như anh em càng khoái chứ sao. Chủ nhật vui vẻ.

      Trả lời
  • 154. tử văn  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 10:25 sáng

    @dong:
    vậy mà ối người bảo con già mới chết chứ. híc. Vậy nên bằng này tuổi, có ma nữ nào theo đâu. Người ta chê già, cánh nhà văn mơ mông lung tung. híc. thế mới đau con chứ chú. híc. Vậy mà sao ngày xưa, ông nhà văn nào cũng có vợ đẹp con xinh. Như bố con đấy.
    Còn chú, con chưa biết nhiều về chú. Chú có blog ko, cho con coi đi

    Trả lời
    • 155. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 11:22 sáng

      @tử văn. Ko có ma nữ nào theo phải xem xét lại mình. Ko ổn rồi. Bệnh này phải nhờ thầy Dong bắt mạch kê đơn thôi. Mang lễ vật đến mà tôn làm sư phụ đi.

      Trả lời
  • 156. tử văn  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 10:31 sáng

    @dong
    con đọc blog chú rùi. híc
    Chú đưa cái tên Tử của con vào cái dòng tản mạn của chú. híc.
    Con chẳng biết chọn cách chết nào nữa.
    mà sao chú bảo con chủ quan khi nói tiếp chiêu bố con. nếu về tiếp chiêu văn học thì con chịu. vì con còn non lắm. Bố con như cây đại thụ, sao con dám tiếp. Ys con nói tiếp chiêu là tiếp rượu bố con kia. híc.

    Trả lời
    • 157. Dong  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 10:45 sáng

      Về rượu cũng phải dè chừng. PNT nhờ rượu mà thành nhà văn PNT đó.

      Trả lời
  • 158. tử văn  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 10:57 sáng

    huhu.
    bố ơi
    bố đi đâu rùi
    con bị chú dong bắt nạt.
    híc

    Trả lời
    • 159. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 11:18 sáng

      Đúng đó về ruợu tui mới là đại thụ. Không có bác “tửu” đời tui là một con số không tròn trĩnh. Bác Tửu muôn năm.

      Trả lời
  • 160. tử văn  |  Tháng Mười Hai 6, 2009 lúc 12:19 chiều

    híc
    vậy thì con ngồi hầu rượu bố vậy
    bố nha

    Trả lời
  • 162. nguyen thanh van  |  Tháng Mười Hai 18, 2009 lúc 6:19 chiều

    Trước lạ, sau là lạ. Có duyên thì cũng thành quen.

    Trả lời
  • 163. Tử Văn  |  Tháng Sáu 1, 2012 lúc 10:10 chiều

    Bố Tiến xóa giúp con cái comment này đi được ko ạ. Hic hic. Con cảm ơn bố nhiều nhiều.

    Trả lời
    • 164. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Sáu 2, 2012 lúc 12:07 sáng

      Xóa rồi đấy.

      Trả lời
      • 165. Tử Văn  |  Tháng Sáu 2, 2012 lúc 7:28 chiều

        dạ, con cảm ơn bố nhiều. hì hì. Bố dạo này khỏe ko ạ. Lâu lắm con mới vào blog. hic hic. Cái blog của con trên plus nó xóa mất tiêu nên từ ngày đó, con làm biếng. hic Chúc bố cuối tuần sức khỏe và vui vẻ

        Trả lời
        • 166. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Sáu 2, 2012 lúc 7:34 chiều

          Cảm ơn Tử Văn.

          Trả lời

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Tháng Mười Hai 2009
H B T N S B C
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

CHÀO KHÁCH

free counters

%d người thích bài này: