Khác (truyện ngắn mini)

Tháng Tám 14, 2012 at 2:58 chiều 18 bình luận

Trước mặt tôi là trang giấy trắng. Tôi vươn người hơi cúi đầu đè ngọn bút xuống. Viết.

Trước mặt tôi là màn hình trắng có viền đen và nhằng nhịt đủ thứ ký hiệu chỉ dẫn. Tôi ngả ra sau lưng dựa hẳn vào thành ghế và gõ phím. Viết.

Cả hai đều ra những con chữ.

Chân dung khỉ (Tranh sơn dầu của Tào Linh)

Bản thảo thơm mùi mực được gửi đi đánh máy rồi vào nhà in.

Bản thảo đặc chữ được post lên mạng rồi vào nhà in.

Cả hai đều thành những cuốn sách.

Chúng khác gì nhau. Không khác.

Chỉ có một điều khác này thôi, khi viết bút giấy tóc tôi xanh, còn bây giờ viết gõ phím tóc tôi điểm bạc.

Giữa hai màu của sợi tóc là đằng đẵng thời gian.

Từ viết bút giấy đến viết bàn phím với cuộc đời là cả một cuộc bứt phá thăng tiến của công nghệ. Với đời người là một bước lùi về sự sống. Già đi và chuẩn bị trở về với khởi điểm ban đầu.

Nơi mỗi con người bắt đầu được sinh ra.

Rất khác!

 Hà Nội ngày 12/8/2012

PNT

 

 

 

Entry filed under: Truyện ngắn mini.

Về thôi nguyên quán (truyện ngắn mini) Hoãn (truyện ngắn mini)

18 bình luận Add your own

  • 1. LaI Tran Mai  |  Tháng Tám 14, 2012 lúc 4:31 chiều

    Từ viết bút giấy đến viết bàn phím là một cuộc cách mạng công nghệ; từ khi con người bắt đầu được sinh ra đến khi già đi và trở về điểm ban đầu là một cuộc đời. Thay bút bằng bàn phím không làm thay đổi nền văn chương, nhưng giữa hai đầu của 1 cuộc đời có thể làm thay đổi cách sống, cách nghĩ của hàng triệu người khác. Những trang sách, kịch bản của bác Tiến cũng có giá trị như thế. Nhớ cái vườn và cánh đồng của bác; định ghé lại thăm lần cuối (nhưng không ghé thăm bác để bác tập trung vào công việc).

    Trả lời
    • 2. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 14, 2012 lúc 5:20 chiều

      Xời, cứ đến chứ sao. Sang Thụy Sĩ biết bao giờ mới lại về Hà Nội gặp nhau được. Chúc thượng lộ bình an.

      Trả lời
  • 3. Lê Bình Nguyên  |  Tháng Tám 15, 2012 lúc 3:23 sáng

    Từ cây bút tới bàn phím , và đi cùng là thời gian.
    Phương tiện và giá trị của sản phẩm tạo ra từ phương tiện chưa hẳn là một hàm số thuận .
    Cái thời bọn tôi chuyền tay nhau mấy cuốn sách cũ nhàu, mấy bài thơ chép tay hình như có nhiều cuốn truyện và nhiều bài thơ hay hơn bây giờ.
    Anh Tiến làm tôi nhớ cái máy ảnh đầu tiên của tôi là 1 chiếc Zenit của Nga ,và sau nó 30 năm là cái Nikon D90 . Từ hồi có mấy cái máy digital ,tôi mất luôn cái hứng chụp và làm ảnh .
    Ngẫm ra thì cũng chỉ tại thời gian .
    Chúng ta sinh ra từ cát bụi và sẽ trở về với cát bụi …

    Trả lời
    • 4. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 15, 2012 lúc 7:49 sáng

      “Chúng ta sinh ra từ cát bụi và sẽ trở về với cát bụi …”
      Quá đúng và quá chí lý.

      Trả lời
  • 5. LaI Tran Mai  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 12:03 sáng

    Chiều nay đã ghé thăm lại hồ và cánh đồng nhà bác. Thú vị quá. Nhân tiên thăm luôn mấy cái hồ và cánh đồng lân cận ở hai bên đường Tam Trinh. Cũng rất tuyệt. Riêng hồ và cánh đồng nhà bác thì có ảnh ở đây:
    http://toithichdoc.blogspot.com/2012/08/tham-ho-va-canh-ong-sau-nha-bac-tien.html#more
    Có mấy đoạn video mà không đưa lên được; chán quá.
    Nhìn những nhà cao tầng mọc lên khắp nơi mà thấy nhức mắt, đau đầu. Hy vọng lần sau tới thăm bác vẫn còn những cảnh hồ – cánh đồng đẹp thế này. Và biết đâu lại sớm được thưởng thức vài cái ảnh đẹp về chúng được bác khuyến mại trong vài bài viết sắp tới ?

    Trả lời
    • 6. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 8:46 sáng

      Xem mấy cái ảnh ở blog của LTM thấy buồn buồn. Cánh đồng chắc mất. Vẫn biết đó là quy luật nhưng như mất cái gì lớn lắm của đời mình. Biết làm sao.

      Trả lời
  • 7. JAS  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 9:50 sáng

    Gần đây nhiều bài của anh Tiến rất là tâm trạng, tâm trạng.
    Em đã vào blog LTM xem hình và rất thích. Thật là tiếc nếu mất.
    Chúc anh sức khỏe, nhiều niềm vui nhé.

    Trả lời
    • 8. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 11:54 sáng

      Sống bây giờ chỉ có gỗ đá là không tâm trạng thôi Jas. Cảm ơn em.

      Trả lời
      • 9. trunghongnhung  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 12:56 chiều

        Đúng vậy chú ạ . Cháu đã hoàn thành được 50% lời hứa với chú rồi . Hy vọng chương trình ngày càng phát triển hơn chú nhỉ.

        Trả lời
  • 11. Hà Linh  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 5:08 chiều

    dạo này anh Tiến cứ hay ngẫm nghĩ về tuổi già về sự đến và đi cùa cuộc đời này, không biết có những điều gì xảy ra trong đời sống khiến anh nghĩ nhiều vậy không? con gái lấy chồng -vắng đi một người-như hụt đi một phần tạo nên con người anh Tiến bao nhiêu năm trời đằng đẵng, mỗi ngày đi về đều hiện rõ sự trống vắng đó chăng? rồi thời gian vùn vụt trôi, đôi khi như thấy trong tay mình không còn gì ở lại??? nhân tình thế thái, những giá trị tôn thờ bị bào mòn???Một anh Tiến tóc xanh nhẫn nại viết viết xóa xóa bằng bút, nét chữ khi ngả khi nghiêng..một anh Tiến tóc xanh với hai bàn tay trắng và những mục tiêu cần đạt tới của một đời người. Một anh Tiến gõ phím máy tính thậm chí với Ipad-phương tiện công nghệ hiện đại bậc nhất và là một anh Tiến đã leo qua những đỉnh dốc cuộc đời, có được những thứ mơ ước.
    em nghĩ giữa trang viết bằng tay và cái bàn phím có sự khác nhau nhiều lắm. Khi xưa viết bằng tay, đôi tay mình tượng hình những cảm xúc xuống trang viết, nhìn những dòng chữ như có thể cảm được những tâm tình trút xuống, tai lắng nghe tiếng ngòi bút như thầm thì hư ảo những điều mình muốn nói..Gõ trên bàn phím, chữ theo thiết kế có sẵn không có những đặc trưng riêng của một người viết cụ thể…tiếng lách cách của bàn phím phá vỡ sự yên lặng mà chỉ có thể có được khi ta viết bằng bút..Tác phẩm của nhà văn khi ra với bạn đọc rồi thì thời nào cũng vậy thôi cũng đã trên giấy trắng, mực đen, chữ in đều tăm tắp, chẳng phân biệt được chữ của ai với chữ của ai. Nhưng em nghĩ có lẽ với nhà văn như anh Tiến có thể có những tâm tư khác nhau khi viết văn bằng bút và gõ trên bàn phím. Hai cách viết-nối dài những khoảng thời gian lấp đầy bằng công nghệ. Hai cách viết như những dấu nối nối liền những điểm khác nhau trong cuộc đời.
    Công nghệ làm cho đời sống tiện nghi hơn, dễ dàng hơn, công nghệ cúng lấy đi của đời sống một số thứ. Công nghệ là sự thăng tiến, là khi sáng tạo của con người không bị giới hạn. Con người qua thời gian sẽ tăng thêm số tuổi, sẽ tiến về đích gần hơn, nhưng không có nghĩa là lùi. Công nghệ dù kỳ khôi thì vẫn do con người làm chủ. Cuộc đời con người có ý nghĩa em nghĩ không phải chỗ còn dài hay ngắn, mà chính là ý nghĩa của con người đó đem lại cho cuộc đời này.( khe khe khe, đến đây để anh Tiến nghĩ và hành động thôi!).
    Kính chúc anh Tiến luôn vẫn như là anh Tiến xưa nay, nhưng lại là một anh Tiến đằm sâu bởi thời gian và kinh nghiệm sống, bởi sự độ lượng hào hiệp của một người đã chứng kiến nhiều cũng như trả giá nhiều..một người yêu từng giây phút sống!

    Trả lời
    • 12. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 6:32 chiều

      Cái truyện ngắn có một mẩu cái còm dài gấp mấy lần.
      Cái truyện ngắn của một gã dở hơi giãi bày một khoảnh khắc tâm trạng, cái còm luận về cuộc đời về trải nghiệm, về triết lý sống và trên hết là khích lệ chia sẻ với chính cái gã dở hơi ấy.
      Hà Linh ơi nói cảm ơn em là sáo là thừa, chỉ là vào thời điểm này cuộc sống chả phải của riêng anh có quá nhiều điều bận lòng phải suy nghĩ nên tâm trạng chút xíu thôi. Và tâm trạng này hữu ích cho anh. Nó mang đến cho anh sự vân vi cần thiết cho công việc của mình.
      Bình tâm nhé, anh dạo này mọi thứ tốt, nhất là sức khỏe.

      Trả lời
      • 13. Hà Linh  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 11:15 chiều

        Khe khe khe…em cũng hiểu là những tâm trạng vậy sẽ là tiền đê cho những tác phẩm mang những dấu ấn mới trong sáng tác của anh Tiến, nhưng có lẽ giai đoạn tâm trạng này thấm rất sâu ….khe khe khe…
        Em kể cho anh Tiến nghe câu chuyện nhỏ em mới đọc được. Hàng ngàn năm trước, xứ nọ có một ông Vua, được dân yêu mến vì chăm sóc dân tốt lắm, Cuối mỗi tháng ông đều cho mời các nhà thông thái đến phân tích công việc ông làm, tư vấn cho ông. Ông xây dựng nhiều lắm. Cung điện của ông được xây mới hàng năm, cái sau đẹp hơn cái trước. Ai cũng khen là tuyệt vời, có một không hai. Năm đó ông nghĩ là sẽ xây một cái mới, hoàn hảo, tiện nghi nhất để không những là các học giả nước ông mà cả của bên các nước lân cận cũng phải kính phục. Nghí thế, ông vẽ thiết kế, bàn giao cho thợ. Một tháng sau công trình hoàn thành. Các học giả trong nước và quốc tế đều tròn mắt thán phục khen hết lời. Nhưng có một người giữ im lặng. Vua lấy làm lạ, hỏi” Tại sao ông im lặng, lẽ nào cung điện của ta còn khiếm khuyết?”. Người kia trả lời” Thưa đức Vua, cung điện của Ngài rất hoàn hảo và nó sẽ trường tồn,nhưng những con người sống trong đó thì không thể bất tử. Cung điện sẽ sống mãi, nhưng không phải là những con người sống trong đó. Con người đến thế giới này với đôi bàn tay và ra đi cũng như thế”. Nhà vua cảm ơn người đó, và từ đó không bao giờ xây mới cung điện nữa.

        Trả lời
        • 14. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 16, 2012 lúc 11:23 chiều

          Ông vua này mà cho nhập cư vào nước Việt chỉ có nước….chít. Khekhe….

          Trả lời
          • 15. Hà Linh  |  Tháng Tám 17, 2012 lúc 4:15 chiều

            thế cho nên ông đâu có dám đợi chờ để vào nước Việt, ông dừng lại từ ngàn năm trước anh Tiến nhỉ?

          • 16. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 17, 2012 lúc 4:52 chiều

            May cho ổng đó. Đúng là vua sáng suốt. Khekhe….

  • 17. Lê Thủy  |  Tháng Tám 17, 2012 lúc 9:54 sáng

    Anh Tien kinh men!
    Doc may bai viet gan day cua anh thay buon that buon. Ngay ca cai truyen ngan mini KHAC nay, thay chong chenh mot noi buon mang mac???
    A, sao ma anh van chua nhan duoc sach nhi? Gui cung luc voi anh cung o HN ma ban be em da nhan duoc tu hom em nhan tin cho anh. De em hoi lai Buu Dien the nao, anh a.
    Kinh chuc anh that nhieu suc khoe.
    Em
    Le Thuy

    Trả lời
    • 18. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 17, 2012 lúc 10:38 sáng

      Tôi hai lần lên cơ quan hỏi nhưng đều không thấy có. Cũng có thể ai cầm rồi thất lạc chăng. Chán thế. Cẩn thận Lê Thủy cứ thử hỏi bưu điện hộ. Cảm ơn Lê Thủy.

      Trả lời

Gửi phản hồi cho Phạm Ngọc Tiến Hủy trả lời

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Tháng Tám 2012
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

CHÀO KHÁCH

free counters