Posts filed under ‘Tạp văn’

Cùng nhau ta đi lượn tẩy (Tạp văn)

              Để viết bài này tôi gắng tra mọi nguồn cố tìm ra nghĩa của từ “lượn tẩy”. Ấy là cứ tối thứ bảy từ thập kỷ bảy, tám mươi thế kỷ trước, nam thanh, nữ tú đất Hà Thành lại quần là áo lượt, dạo bộ hoặc xe đạp, xe máy lượn vòng quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm. Cứ dạo, cứ lượn gọi là bát phố thế cho đến quãng gần nửa đêm thì vãn người. Tính từ thập kỷ bảy, tám mươi là tính giản lược theo vòng đời thanh xuân của cái thằng tôi thôi, chứ trước đấy và sau mốc đó, khi không còn tham gia những cuộc “lượn tẩy” ấy nữa, thật tôi chẳng biết những cuộc lượn, dạo bát phố ấy sẽ thế nào. Thế nhưng chẳng thể tìm ra được từ ngữ ấy. Đành xếp nó vào những từ thực tiễn từ trực tiếp đời sống và sẽ dần mai một đi theo thời gian. (more…)

Advertisement

Tháng Mười Hai 23, 2016 at 5:49 sáng Bình luận về bài viết này

Chợ nơi kẻ chợ (Tạp văn)

            Tự nhiên anh bạn tôi đặt câu hỏi, Hà Nội hiện có bao nhiêu cái chợ? Ui giời, quá là hóc búa.  Họa có là thánh cũng chả đếm đủ được bởi thế nào được gọi là chợ? Khó trả lời đấy. Một góc đường vài người bán rong tụ lại rồi dân tình thấy tiện xúm đến mua mua, bán bán thế là hình thành cái chợ cóc. Còn biết bao những chợ đuổi, chợ tạm bên cạnh những chợ truyền thống nữa, tính làm sao hết được. Vậy còn những cái chợ chính của thành phố gắn liền với người dân Kẻ Chợ xưa nay? Kẻ Chợ, ừ nhỉ lâu không dùng cái tên xưa dân gian vẫn dùng để chỉ Hà Nội, chỉ người Hà Nội. Đúng quá, đã là dân Kẻ Chợ tất ai cũng phải biết đến những cái chợ này. (more…)

Tháng Mười Hai 17, 2016 at 6:52 sáng Bình luận về bài viết này

Quán nước vỉa hè (Tạp văn)

            Có lẽ không đâu như Hà Nội lại nhiều quán nước vỉa hè đến vậy. Hầu như bất cứ hè phố, hè ngõ nào cũng xuất hiện một quán nước. Và cách thức xuất hiện của nó đa phần giống nhau. Một góc hè, trong một con ngõ hay dưới gốc cây hoặc bất cứ chỗ nào trống thuận tiện và đa phần đều cơ động chứ không cố định tuyệt đối. Sự tạm bợ của quán nước đã thành truyền thống. Nhưng theo truyền thống thì nó lại là một nghề trụ được bền vững ở Hà Nội.

            Những năm bảy mươi các quán nước Hà Nội đều được gọi là quán nước chè chén. Sở dĩ gọi như vậy vì chủ đạo của các quán nước vỉa hè này bán nước trà. Tất nhiên cũng còn dăm bảy mặt hàng khác nhưng nước trà là số một. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao trà lại được gọi là chè. Có thể gốc của trà mạn là cây chè nên có chè xanh, chè tươi và hình như cũng có liên quan đến cái chén đựng nước chè. Đó là loại chén sứ màu trắng dân tình vẫn gọi là chén quả hồng. Lúc đó giá một chén nước chè là 5 xu tiền của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trải qua hai cuộc đổi tiền năm 1978 (thống nhất trong cả nước dùng một loại tiền) và năm 1985, giá cốc nước trà bây giờ là 3 ngàn đồng. Vật đựng nước  cũng không dùng chén sứ nữa mà dùng cốc thủy tinh. Và tất nhiên chẳng ai gọi những quán nước đó bằng tên quán chè chén nữa. Vật đổi sao rời, thiên hạ tiến lên hiện đại, dân tình cách mạng nhiều thứ nhưng lạ là các quán nước vỉa hè hình thức thay đổi không mấy đáng kể. Một chiếc bàn gỗ được đóng theo lối tủ có vách che và cánh cửa để mở, kê thò thụt nép sát vào tường nhà hoặc là một phần ngõ nhỏ. Xôm hơn là chễm trệ ở cửa ra vào đối với những quán nước mà chủ nhân chính là người sở hữu ngôi nhà. Trên mặt bàn đựng vài lọ kẹo bánh cùng với một số mặt hàng đơn giản khác. Ghế ngồi đa phần là những chiếc ghế gỗ con con được đóng bằng các loại gỗ tạp, thải loại như vỏ thùng hàng hoặc gỗ tiết kiệm, chắp vá. Sau này thì ghế nhựa thay thế. Hình thức thì thế nhưng nội dung cách thức bán quán nước bây giờ lại có nhiều điểm khác biệt so với ngày trước. (more…)

Tháng Mười Hai 14, 2016 at 7:16 chiều Bình luận về bài viết này

Một thời quốc lủi (Tạp văn)

            Cần phải nói ngay quốc lủi, hay cuốc lủi là rượu trắng nấu bằng ngũ cốc và men, cũng là rượu lậu từng một dạo tung hoành phố phường Hà Nội. Chữ “lủi” có nghĩa ở cái sự lậu này chăng? Từ khi là đứa bé con tôi đã thường xuyên được làm chân đi mua rượu. Bố tôi nghiện nặng và mỗi lần đi làm nhiệm vụ, tôi thường vắt vẻo cái chai nhỏ xíu phần tư lít được gọi là cút trên tay với niềm thích thú lạ kỳ. Lớn lên khi đã biết uống thì từ “quốc lủi” tôi mới hiểu bởi lúc đó nấu rượu, buôn bán rượu là hành vi bị cấm. Cũng chả hiểu vì sao những hành vi trên lại bị cấm trong khi thành phần chính là những người uống lại vô can. Để có được nguồn rượu tiêu thụ trong dân phố thì những người hành nghề buôn bán tất nhiên phải lủi như con cuốc để tránh các nhà chức sắc như công an, phòng thuế, quản lý thị trường. Bởi thế thứ hàng cấm ấy có tên gọi rất chi độc đáo như vậy. Còn tại sao lại gọi chệch thành quốc lủi một phần có lẽ là do âm tiếng Việt và có thể là do mức độ tiêu thụ rộng khắp đất nước nên nó được gọi như thế.ruou-de

(Ảnh sưu tầm trên mạng. Xin phép được sử dụng) (more…)

Tháng Mười Hai 8, 2016 at 2:57 sáng Bình luận về bài viết này

Sông Hồng nước đỏ phù sa (Tạp văn)

          Nhìn từ trên cao, sông Hồng như một dải lụa trắng vắt qua Hà Nội. Trên thực tế kể cả mùa nước kiệt, sông Hồng vẫn có màu sắc rất riêng của mình. Ấy là ngầu đục phù sa. Nhất là mùa lũ, sông đỏ đậm cuồn cuộn chảy mang theo sức sống bồi đắp châu thổ. Dạo sông Hồng chưa được trị thủy bởi thủy điện Hòa Bình thì mùa lụt nước sông Hồng mênh mông bể sở tràn hết cánh bãi và dâng đến thân đê. Sông Hồng với người Hà Nội hiện hữu những gì cổ xưa của một kinh thành từng rạng danh sử sách với những chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Những địa danh Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương…còn gắn liền với thời hiện tại bằng những chiến tích lẫy lừng chẳng bao giờ phai nhòa trong lịch sử. Có thể nói sông Hồng là một phần Hà Nội. (more…)

Tháng Mười Một 18, 2016 at 7:59 sáng Bình luận về bài viết này

Phố phở phố có nhà to (Tạp văn)

            Tự nhiên tôi nhớ đến câu này trong sách vỡ lòng dạo tôi còn là đứa trẻ 6 tuổi tức là thời gian của hơn năm chục năm trước. Phố phở phố có nhà to. Tôi vẫn nhớ như in cái hình minh họa và dòng chữ trong trang sách ấy để lũ trẻ chúng tôi ê a tập đánh vần. Thật, kể cả bây giờ tôi vẫn chả hiểu phố phở là phố gì, không nhẽ là phố chuyên bán phở nhưng nhà to thì tận lúc ấy tôi đã láng máng biết. Sau này lớn lên nhà to cũng là một cái đích chính đáng để tôi phấn đấu. Nhưng chả nhằm nhò gì chuyện cá nhân ấy, nhà to phải là những công trình đồ sộ chọc trời mà Hà Nội giờ là một trong những đỉnh cao thời đại về nhà. (more…)

Tháng Mười Một 15, 2016 at 8:20 sáng Bình luận về bài viết này

Ăn nơi phố cổ (Tạp văn)

            Nhận được tin nhắn mời gặp mặt ở một nhà hàng cơm phố cổ trên phố Hàng Hòm thấy ngần ngại quá.  Thiếu gì nơi ăn tiện lợi mọi bề không đến lại rúc đầu vào chỗ đất chật người đông ấy. Loay hay tiến, lui chán chê mê mỏi tôi mới tìm được chỗ đậu xe là một trường học. Buổi tối trường vắng vẻ nên tranh thủ cho xe ô tô tá túc kiếm chút kinh phí. Âu cũng tiện lợi cho cả hai. Nhà hàng có biển đề cơm phố cổ hẳn hoi. Tôi ngờ rằng đó là mốt thịnh hành dạo này ở Hà Nội. Có không ít nhà hàng kiểu này và họ trương biển cơm phố cổ một cách đầy tự tin. (more…)

Tháng Mười Một 14, 2016 at 7:14 sáng Bình luận về bài viết này

Cây cầu vắt ba thế kỷ (Tạp văn)

            Phải nói ngay đó là cây cầu Long Biên. Nhắc đến Long Biên tự nhiên tôi thấy thảng thốt. Đã lâu lắm tôi không đi trên cây cầu lịch sử gắn liền với thăng trầm của Hà Nội hơn trăm năm có lẻ. Vắt qua ba thế kỷ, là quãng thời gian đủ dài gói trọn vài thế hệ. Cầu Long Biên được người Pháp khởi công năm 1898 và khánh thành năm 1902 được đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Từ dạo đầu dân gian thường gọi cầu theo tên sông là cầu Sông Cái (sông Hồng cũng còn có tên là sông Cái) sau cầu được đổi tên là cầu Long Biên. Có lẽ tên gọi này theo hướng cầu bắc qua địa bàn Long Biên, Gia Lâm. Ngày nay cầu chỉ dành cho đường xe lửa và xe máy, xe đạp, người đi bộ cấm ô tô lưu thông.15-10-10-cau-long-bien-3(Ảnh sưu tầm trên mạng. Xin phép sử dụng) (more…)

Tháng Mười 17, 2016 at 1:46 sáng Bình luận về bài viết này

Phố mới về làng (Tạp văn)

            Rằm tháng Giêng rồi dù bận nhưng tôi không thể từ chối lời mời rất tha thiết của một người quen về dự cúng rằm ở quê anh. Viện đủ mọi lý do anh vẫn khăng khăng không chịu, bắt tôi phải về bằng được. Chỗ tình nghĩa, nơi tôi ngày đầu khởi nghiệp phim phọt khi anh còn là một trưởng thôn, tôi đã nhận được từ anh nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành mấy bộ kịch bản xôm trò về nông thôn. Thôi được, đành phải chiều anh tiện thể vô đình, vô chùa thắp hương đằng nào cũng rằm. Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng mà. Phi xe về đến nơi, tôi loay hoay mãi để tìm chỗ đỗ với sự bất ngờ khi thấy có khá nhiều biển báo trong đó cái biển cấm đỗ như đập vào mắt. Lạ thật, xưa nay đường làng vô tư thoải mái, đến xe tăng về đậu cũng chả sao, nay lại giở trò cấm đoán. Loay hoay mãi tôi cũng gửi được vào bãi đỗ xe xưa là sân kho hợp tác. An vị, thắc mắc làng ông rách việc quá, đường làng rộng thế kia mà cấm đỗ, phiền hà. Anh trợn mắt:cong-lang

(Cổng làng trong phố-Ảnh minh họa lấy trên mạng) (more…)

Tháng Mười 14, 2016 at 9:10 sáng Bình luận về bài viết này


Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

CHÀO KHÁCH

free counters