Chứng nhân

Tháng Bảy 24, 2009 at 8:43 sáng 36 bình luận

(Nhân cái chuyện ông y hô bắt bờ lốc bờ leo di tản chợt nhớ lại vài mối tình bạc thời trai trẻ. Pots cái truyện ngắn cũ này cho nó cám nó cảnh một thể.)

1. Bằng lăng là một thứ cây vô duyên nhất. Tôi không thể công nhận điều đó. Nó chỉ đúng một nửa. Dù vậy, tôi vẫn buồn. Nỗi buồn này, tôi biết nó sẽ ám ảnh theo tôi suốt đời. Thiếu nó, chưa chắc tôi đã sống nổi. Chị Lan bảo:

– Số chị thế mà hẩm. Cả Hà Nội chỉ có phố ấy là nhiều bằng lăng nhất. Cậu tính, suốt cả bốn mùa, hết dọn hoa, lại dọn lá. Mùa đông nó rụng cả cành. Mà thứ hoa lạ lùng, rõ là to, bằng cái ấm tích không ít. Chậm dọn là thối hoăng hoắc.

Chị Lan ở đội vệ sinh môi trường. Chị được khoán quét dọn một khu phố. Phố mới, trồng toàn bằng lăng. Nghề của chị làm về đêm. Chị to béo, đẫy đà. Chồng đi tù vì đánh bạc. Có hôm, chị đưa tôi bao thuốc dở:

– Chúng nó quấn nhau ở gốc cây chỗ nhà tầng, rơi ra cái của nợ này. Mang về cho cậu. Bỏ thì phí. Nhặt thì tội.

Bao Marlboro vỏ mềm còn gần nguyên. Tôi thở dài. Đành phải im trước sự thơm thảo của chị hàng xóm. Chỗ gốc cây ấy, cũng có lần tôi đánh rơi nguyên cả bao thuốc.

2. Cô gái này tôi mới quen. Đời rõ nhiều cái không ngờ. Tôi gặp cô ở phòng vật lý trị liệu. Đúng, phải gọi là mát xa. Đừng hiểu lầm, không phải chỗ nào cũng bậy bạ. Tôi đến đấy vì buồn. Cô đấm thòm thọp, nhảy cả lên lưng đạp đau đến từng đốt sống, chả theo bài bản nào cả. Không may, tay quờ phải đùi trần, cô gạt phắt. Chạm lần nữa, cô để yên. Chắc phải chấp nhận để chiều khách. Cô mặc đồng phục soóc trắng. Lúc hết giờ, trả tiền “boa”, cô cười hiền lành:

– Em cũng mới làm. Tạm ít hôm, kiếm vốn rồi tếch – Cô nháy mắt; – Thỉnh thoảng đến với em. Nhớ nhé, phòng số 9.

Ở đấy người ta nhớ bằng số. Đánh theo thứ tự, hay thật. Hôm gặp lại, tôi rụng rời chân tay. Gặp ở nhà nàng. Hóa ra hai người làm cùng một công ty. Mãi sau tôi mới biết, ông giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên về lột da trâu bò nhặt cô từ phòng mát xa, tha về để làm phục vụ riêng cho vị hôn thê. Cô cười tít mắt:

– À, anh.

Nàng bảo:

– Hai người biết nhau à?

Không đợi trả lời, nàng hạ một câu xanh rờn: “Đẹp đôi đấy!”. Lúc ấy, tôi và nàng đã dứt tình với nhau. Tôi đến để giải quyết nốt vài việc. Điên máu, tôi phán: “Cũng thế cả”. Tôi quay sang cô gái: “Tôi sẽ cưới, nếu cô đồng ý.”. Lại cười. Tôi vẫn chưa biết tên cô gái đành gọi theo số hôm nọ.

Số Chín đến theo chỉ dẫn của nàng. Nàng mời tôi dự đám cưới. Đauthế, tờ thiếp màu hồng. Thật thiếu bình đẳng khi thiếp cưới thảy đều một màu. Xong nhiệm vụ, số Chín ngồi im, có vẻ run, không biết nói gì, tôi dắng:

– Hôm nọ…

Chỉ thế đủ làm số Chín bình tĩnh lại được.

– Em hiểu rồi. Bà Ngân đã kể hết mọi chuyện. Ấy là tức, anh nói thế.

Tôi vồ lấy số Chín. Thất tình ai chả điên. Nhất lại là thứ điên ăn người. Không ngờ số Chín khỏe thế, chống cự mãnh liệt. Mãi cũng chịu để tôi hôn. Chỉ thế thôi, cô vằng ra. Thấy số Chín chảy nước mắt, tôi buông, hỏi:

– Tên gì nhỉ?

Số Chín nấc lên:

– Lăng.

Rồi bỏ đi. Từ bấy giờ tôi gọi số Chín đúng bằng tên thật.

3. Chị Lan bảo:

– Cậu Trọng viết hộ chị cái đơn xin nghỉ phép thăm nuôi. Tuần sau nghỉ phép, tôi lên với anh ấy.

Tuần sau chị sẽ đùm tình yêu của mình vào cái nải bằng cá, bằng mắm, trăm thứ bà giằn, cả bánh mì tẩm đường sấy. Chị lại bảo:

– Việc vãn rồi. Phải đợi bằng lăng trút hết lá mới dám đi. Người khác quét thay khỏi kêu. Chắc anh ấy mong lắm!

Chị đờ mắt nhìn chấn song cửa sổ. Phía sau chấn song rất thoáng. Chị nghĩ đến chồng. Hẳn thế.

Mùa cây trút lá là mùa cưới. Nàng sắp cưới. Tờ thiếp vẫn nằm kia, trên bàn. “Nhất định Trọng sẽ đến nhé”.Nàng nhắn thế. Đến hay không thì có quan trọng gì. Cái thân tôi bây giờ lê đến đâu mà chả được. Chỉ còn xác. Hồn đậu ở đâu đó phất phơ. Ờ phải, ở vòm bằng lăng đêm, âm u. Hoa bắt đèn tím thẫm. Người nàng cũng tím thẫm. Tôi ép nàng sát gốc cây xù xì. Vòng tay ghì cả người lẫn cây mê đắm. Nàng chỉ bừng tỉnh khi một đài hoa hết thì rụng bộp vào đầu. Nàng càu nhàu:

– Khỉ gió!

Nàng gỡ tóc, vứt mạnh những cánh hoa đã nát nẫu. Tôi lén nhặt về ép vào sổ. Khô rồi nó vẫn tím. Hiếm có loại hoa nào bền màu đến thế.

Nàng yêu tôi lắm. Tôi cũng vậy. Nàng thường hỏi: “Ai yêu nhiều hơn”. Tôi nói: “Bằng nhau”. Nhưng bụng nghĩ, mình yêu nhiều hơn, vì nhà nàng có cây bằng lăng. Yêu nàng tôi yêu luôn cả cây. Cả gốc lẫn ngọn. Nhất là hoa, mẩy thế lại rờ rỡ tím, không yêu sao đành. Chắc tôi đúng. Bởi vì tôi không có cái gì cộng thêm vào để nàng yêu. Tội nghiệp cho nàng. Cũng tội nghiệp cho tôi, gặp phải nàng. Cho mày chết, ai bảo chơi trèo. Mẹ tôi vẫn khuyên: “Thằng Trọng! Gì cũng được, con ạ. Nhưng phải biết phận mình”. Tôi biết phận, nhưng quả tim thì không. Nó không chịu nằm im trong ngực hẹp. Không biết nó giúp tôi hay phận tôi giết nó. Chị Lan bảo: “Cậu Trọng! Cậu khôi ngô, nhưng ngớ lắm”. Học điện xong, được nhận vào làm thì cơ quan lấy đi nghĩa vụ. Nghĩa vụ xong đã ngớ càng ngớ. Người ta bảo: “Vua hàn, quan điện”. Quan chưa được thấy đã bị điều làm việc vặt. Sau lên rừng mới ổn. Tạm bằng lòng với công trình ở xa tít mù tắp. Tự nhủ, mình chả mắc nợ ai. Hơn thế, đấy là biết phận. Tôi một thân, một mình. Họ còn thân thích, bạn bè, con cháu. Chỗ tốt sắp xếp cho đều cũng chả dễ. Tôi đi biền biệt, ít về. Lúc còn yêu, có lần nàng mắng: “Người đâu mà ngu”. Đành cười. Ngu ráng chịu. Phận mà.

Ấy thế mà mất nàng. Đơn giản lắm, kể làm gì. Bây giờ chuyện tình kiểu này nhiều ti tỉ. Nàng khóc, đấm thùm thụp. Đấm cả tôi và nàng: “Mất hết rồi, Trọng ơi!”. Tôi ngồi ngay cán tàn. Kệ nàng, không dám can. Lúc nín, nàng bảo: “May, trinh trắng anh đã hưởng. Nếu không hận cả đời.”. Ra thế. Mắt tôi vằn lên: “Đứa nào?”. “Xếp em”. Trời, tôi gầm vỡ cả họng: “Phải giết nó!”. Nàng van: “Thôi, muộn rồi. Tại số kiếp. Xin anh”.

Một tháng sau thì nàng mời tôi dự cưới.

4. Y hẹn, đúng hôm cưới. Lăng đến đón tôi. Lởm khởm mà Lăng đã tậu được xe máy. Cũ thôi nhưng nằm mơ tôi cũng chẳng dám ước. Tôi ôm bọc đồ mừng ngồi sau. Định thả vào phong bì trang sổ đính bông bằng lăng khô. Sau, thấy lẩn thẩn lại thôi. Của mình, mình giữ. Thế là phải. Loạng quạng, đến bị chậm. Chú rể đang dìu cô dâu về phía đoàn xe cưới. Dài lắm, đến hai chục chiếc bóng nhoáng. Pháo nổ inh tai nhức óc. Nàng, quần áo trắng, ôm hoa trắng. Hoa trắng. Nếu có quyền, tôi sẽ chỉ cho một nửa số đám cưới được dùng hoa trắng. Mắt nàng ngấn lệ. Nàng không nhìn thấy tôi. Cũng tốt. Nếu nhìn thấy, chắc nàng buồn. Càng buồn, khi điều đó làm tôi vui.

Ào cái, nhà đám đã hoang hiu. Rạp dỡ. Đèn tắt bớt. Người tản về. Trơ khấc còn mỗi tôi và Lăng. Tôi đẩy Lăng nép vào thân cây bằng lăng. Pháo dây, treo đốt ở cây, khói lửa táp, lần vỏ xù xì vẫn còn ấm. Mùi pháo khét nồng. Tôi lại liều lĩnh hôn. Tôi ôm cả người lẫn cây. Lăng để im. Cả hai không nói gì. Mãi sau, Lăng bảo:

– Anh Trọng?

– Gì?

– Anh bao nhiêu tuổi?

Để làm gì. Lăng ơi! Tôi ba mươi tuổi rồi. Chưa già, nhưng không còn trẻ. Những chiếc lá của cây đời xanh tươi, tôi đã bứt, ném đi hoang phí. Chẳng biết có nên tiếc? Tiếng Lăng thoang thoảng:

– Ta về đi?

– Thì về.

Tôi nghe thấy Lăng thở dài.

Giọng Lăng run run:

– Thôi, em nói luôn. Mình sẽ không gặp nhau nữa. Kìa, đừng cắt ngang. Em biết anh sẽ cưới em thật. Nhưng không sống được đâu. Không thể sống nổi bằng quá khứ. Đau lắm, thà đừng biết…

Tôi ngước mắt. Những thân cành không lá đâm tua tủa, tõe ra như sét vỡ. Mùa đông mà trời quang đãng. Có cả sao. Đông qua, rồi xuân đến. Cành khô lộc lại nảy. Mùa hè, bằng lăng sẽ trổ hoa. Không có tôi, nàng, Lăng nữa, gốc cây này vẫn xù xì. Người khác lại đến thế chỗ. Vẫn thế. Tôi lập cập dúi vào tay Lăng bọc đồ mừng đám cưới van vỉ:

– Mừng em vậy. Cầm đi Lăng. Thôi, chào nhé!

5. Bảnh mắt, chị Lan đã gọi:

– Cậu Trọng. Không dậy đi à? Đâu, cậu hộ chị cái đơn đâu?

Mắt cay xè, tôi đưa chị tờ giấy đặc chữ trên bàn. Chị đọc, chợt hốt hoảng:

– Cái gì đây? Ô kìa, đơn gì mà tím tiếc bằng lăng thế này.

Tôi giật lại tờ giấy. Đêm qua không ngủ được, cây bằng lăng ám ảnh tôi. Tôi thức trắng làm thơ về chuyện tình của mình. Chuyện hoa tím bằng lăng. Giọng chị Lan vẫn sè sè:

– Mà cậu mết quái gì cái giống cây vô tích sự ấy. Chị ngán nó đến tận cổ. Cậu Trọng biết không? Hôm qua phố bằng lăng của chị có đám cưới rõ to. Tiên nhân nó, dửng đốt hàng tạ pháo. Hay hớm gì, chị phải oằn lưng quét đến tảng sáng mới xong. Rõ hẩm, hết vỏ dưa lại vỏ dừa. Chị vun vào đốt bằng hết. Xác pháo ấy mà, nhìn nẫu cả ruột.

Tôi muốn cười mà không cười được. Tôi đưa chị Lan tờ đơn. Chị hớn hở đi ngay. Chị đi với tình yêu của chị. Tôi lẩm nhẩm đọc lại bài thơ. Được đấy chứ. Bây giờ đang là mùa đông. Thơ ca chắc cũng phải theo mùa. Sang năm, khi bằng lăng nở hoa, tôi sẽ gửi bài thơ đi. Biết đâu nó lại được đăng thì sao. Sẽ có người nào đó đọc nó. Ai cũng được. Nhưng hãy khoan, từ giờ đến mùa hè sang năm còn dài. Thời gian là thứ duy nhất trên cuộc đời này không biến đảo. Tự nhiên tôi nghĩ đếm đám nan cứng của chiếc chổi tre chị Lan khua mỗi tối. Chị khua cả vào thân bằng lăng xù xì.

Chắc là chị vô tình.

Mai Động – Hà Nội 1993

Phản hồi

Phan Thảo Hân

 

  • Báo cáo

    Phan Thảo Hân 15:39 12-06-2009

    Dạ, có lẽ lâu đến mức em ko nhớ đc là từ bao h, em đã không viết những dòng như thế nữa.
    Đoạn này em ứng tác là để trả lời câu hỏi của bác ở dưới.
    Xong thấy hay hay, định post về blog mình.
    Hihi, mà có lẽ em sẽ giật tít bài này là: “bác PNTiến ko viết được văn oách xà lách như mình “.
    Nói vậy thôi bác ạ, em khổ vì mãi ko lớn đc, tư duy “trong trẻo và hồn nhiên” đó mãi ko biến đi để em được lớn với đời. Mà đời, nghĩa là số đông quân chúng

    phamngoctien16:07 12-06-2009

    Ko khổ đâu. Ko lớn được càng tốt. Trong trẻo và hồn nhiên là thứ nhiều người muốn nhưng ko có. Tui cũng zậy.
  • Báo cáo

    12B2 Ham Tan 00:34 11-06-2009

    Chúc mừng nhà mới của Bác Tiến, nhưng răng mà toàn thấy “mèo” không vậy!?

    phamngoctien00:59 11-06-2009

    Nhà có ban nhạc “3 con mèo” mà lị. Thần mèo hộ mệnh.
  • Bình luận riêng Báo cáo

    Đây là lời bình riêng

    Đây là câu trả lời riêng
  • Báo cáo

    Phan Thảo Hân 15:47 10-06-2009

    Những cơn mưa đầu hạ luôn khiến lũ học trò xốn xao.
    Đó là dấu hiệu của những cuộc chia tay bạn bè, thày cô.
    Trường chưa trải qua 10 mùa mưa, những cây phượng, cây bằng lăng cũng chỉ lùm lùm, thấp thấp.
    Chuông reo, ra chơi, cả lũ òa lên: hết mưa rồi là hết mưa rồi.
    Lác đác có vài nhóm nam sinh, ở tầng 2, tầng 3 lao xuống sân trường trước.

    Rồi thì cả đám đông túa ra từ sảnh. Sân ướt mà chả biết chúng nó ra sân làm cái trò gì.
    Nhác thấy có vài nữ sinh nhón chân, lọ mọ dưới các tàng bằng lăng, rồi lại ý ơi, chỉ chỏ.
    Những chiếc lá đỏ thắm, lóang nước được dăm ngón tay trắng hồng nhặt lên, vuốt vuốt, xếp lại thành tập.
    Những chiếc lá điểm vài nốt sâu sia, nhưng vẫn ánh lên dưới nắng mới.
    Ánh lên một màu thắm như máu tuổi thanh xuân soi trong ánh mặt trời.
    “Tớ sẽ ký tên trên những cái lá này, ghim vào lưu bút của tụi cùng lớp, và cả mấy thằng lớp Lý, lớp Tóan nữa…”
    “Lá này của tớ có thể đủ to để viết mấy câu Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước đấy”
    “Tớ chưa bao h thấy lá nào đẹp thế này. Đẹp tức thở cậu ạ. Tớ sẽ nhớ mãi mùa hè này… Tháng sau thi tốt nghiệp rồi!!! Ôi, sao vẫn đứng đây mà đã thấy nhớ rồi. Nhớ cái tòa nhà 4 tầng này, nhớ cái nhà thể thao sàn gỗ, nhớ sân bóng, nhớ anh Trường bảo vệ…”
    “Nói đến bảo vệ, tớ còn nhớ cả cái cổng trường nữa kìa! Nhưng mà đúng là sẽ chả thể quên cơn mưa với chiếc lá bằng lăng đỏ thăm thẳm này”
    Bâng khuâng.
    Nôn nao.
    Và nỗi nhớ nhau ko được nói thành lời, chỉ cố ghìm lại, chênh chao nơi khóe mắt
    “Đừng nói nữa. Mà buồn làm gì nhỉ. Năm sau, lại lôi cả lũ về dự bế giảng, năm sau nữa cũng thế, năm sau nữa và nữa và nữa nữa, cũng thế nhé”.

    phamngoctien00:17 11-06-2009

    Đọc và buông tiếng thở dài. Một đoạn văn đẹp. Thở dài là vì mình viết ko bao giờ trong trẻo và hồn nhiên được như vậy. Vì cái gì chẳng biết nhưng văn mình phải buồn, nhất định phải buồn. Âu cũng là phận.
  • Báo cáo

    Phan Thảo Hân 23:37 09-06-2009

    Em ấn tượng bằng lăng, bác ạ.
    Hoa rời cành vẫn tím ngắt.
    Lá về cội mà đỏ thắm 1 màu. Gặp trời mưa, cái màu đỏ ý sáng lên, thắm tươi như 1 lời ước hẹn. Lời ước hẹn của tuổi 17.
    Dẫu biết bằng lăng hay bằng gì cũng chỉ là cái cớ để bác viết truyện, và đáng ra nên có bình luận về chia tay, chia tủng, về nhân tình thế thái thời nọ thời nay, nhưng em chỉ nhớ lại có mỗi chuyện bằng lăng. Vậy nên, bác thể tất cho em.

    phamngoctien06:54 10-06-2009

    Ồ hay nhỉ, cái màu đỏ sáng tươi của lá rụng gặp trười mưa ấy mà. Lại còn hẹn ước của tuổi 17 nữa. Lạ!
  • Bình luận riêng Báo cáo

    Đây là lời bình riêng
  • Bình luận riêng Báo cáo

    Đây là lời bình riêng

    Đây là câu trả lời riêng
  • Báo cáo

    VCH 10:25 09-06-2009

    keke, vào rồi.

    Cùng là một cảnh đái đường
    Đứa hay blog, đứa thường rượu bia
    Cho nên nhắc đến chuyện kia
    Dẫu xinh dẫu giỏi cũng… hehe cười…

    phamngoctien12:14 09-06-2009

    VCH sang Plus đi. Vui phết đấy. Tôi bận quá nên ko có thời gian đầu tư blog nhưng sắp tới cũng phải dành thời gian để chơi món này. Có lợi cho viết lách. Cứ lấy Lập làm gương. Thèm vào Tây nguyên mà chưa bố trí được. Khe…khe…
  • Báo cáo

    NIKITA 19:42 08-06-2009

    em làm facebook cho bác rồi đấy, chuyển cả cái 360 sang đó nữa, hôm qua em qua chỉ dẫn,
  • Báo cáo

    quanglap52 22:54 07-06-2009

    Nhờ ai trang trí cho mát mắt tí chút, để thế này buồn tẻ quá
  • Báo cáo

    chuongluu 22:11 06-06-2009

    Rose_Horticolor_Caroline_Robert_C.jpg image by huchim1

    phamngoctien00:51 07-06-2009

    Hoa rất đẹp và…to. Khe…khe…cảm ơn.
  • Báo cáo

    Ngày hè rộn rã 21:42 06-06-2009

    nice-weekend-bear.gif image by tagx
  • Báo cáo

    Ngày hè rộn rã 21:36 06-06-2009

    Bác cứ từ từ thực hiện từng bứơc theo chỉ dẫn là được mờ .
    Chúc bác cuối tuần vui nhiều !

    phamngoctien00:51 07-06-2009

    Nhất trí cao là từ từ sẽ đến!
  • Báo cáo

    Minh 18:50 06-06-2009

    Truyện này cháu đọc lâu lắm rồi

    phamngoctien19:06 06-06-2009

    Ừa, tích cũ diễn lại mừ.
  • Bình luận riêng Báo cáo

    Đây là lời bình riêng
  • Báo cáo

    Ánh Dương 18:01 06-06-2009

    BỌ định di cư qua chổ khác. Ai ngờ bạn bọ ai cũng qua đây. Kiểu ni bọ hết đi!

    phamngoctien19:01 06-06-2009

    Đi cũng chả ngán, nhưng bọ đi đâu tui theo đấy. Khe…khe….
  • Báo cáo

    Nụ Cười 17:32 06-06-2009

    Hiii…. kỹ càng mới làm nổi ạ ? hii……..

    phamngoctien19:05 06-06-2009

    Kỹ còn chả làm nổi. Cái chỉ dẫn trên lằng nhằng quá, tui phải học từ từ thôi. Ngu rứa ngu nhứt là tui mà.
  • Báo cáo

    Tú Trinh 14:47 06-06-2009

    Có người nỏ xinh nỏ giỏi đơi,

    phamngoctien15:52 06-06-2009

    Nỏ giỏi, nỏ xinh thì hết nhờ rồi. Khe…khe…
  • Báo cáo

    Nụ Cười 14:03 06-06-2009

    Được bác nhờ là một vinh rự nớn nao ! Bác cứ yên tâm  mờ cần chi cứ hỏi vì rằng a NC rất xấu và rất dốt, nhưng xem ra Tú Trinh còn dốt và xấu hơn

    phamngoctien15:54 06-06-2009

    NC chỉ hộ cách pots ảnh lên thế nào. Nhớ là từng mục một thật kỹ càng mới làm nổi đấy.
  • Báo cáo

    quanglap52 09:15 06-06-2009

    Ông hỏi Nụ Cười, Tú Trinh cách tự động chuyển bài vở từ 360 sang plus, mấy bà đó giỏi lắm, xinh nữa he he

    phamngoctien09:41 06-06-2009

    Lạy Bọ cho con sống. Con tởn nhất bây giờ là xinh, kế đến là giỏi. Nhưng nhờ thì được. Khe…khe…

Entry filed under: Truyện ngắn.

Mõ làng Kình Vật đổi sao dời

36 bình luận Add your own

  • 1. Van  |  Tháng Tám 1, 2009 lúc 8:39 chiều

    Anh Tiến, anh check lại xem, truyện này anh post 2 lần, có nghĩa là truyện hết rồi lại bị lặp lại
    Đây này:
    …………………………..
    Chắc là chị vô tình.

    Mai Động – Hà Nội 1993

    (Nhân cái chuyện ông y hô bắt bờ lốc bờ leo di tản …………………………………)

    [tiếp tục]

    Trả lời
    • 2. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Tám 1, 2009 lúc 9:18 chiều

      Tui sửa lại rồi. Đúng là 2 lần cũng chả biết sao lại thế. Cảm ơn V.

      Trả lời
  • 3. Dong  |  Tháng Mười 24, 2009 lúc 7:18 chiều

    Hay là em cũng tập viết truyện ngắn như anh Tiến nhỉ. Sao anh viết nó cứ ào ào ra như thế ?
    Mà vấn đề là anh gõ phím mấy ngón ? Mò mẫm phát mệt thế này thì chắc nên tập làm thơ Haiku quá .

    Trả lời
  • 4. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười 25, 2009 lúc 9:07 sáng

    Tui viết cũng chậm lắm. Mấy chục năm mới được dăm cuốn sách, không nhanh đâu. Cũng thuộc loại cầu toàn và kỹ tính.
    Tui đánh máy còn tệ nữa, dùng bất cứ ngón nào nhưng phải nhìn vào bàn phím.

    Trả lời
  • 5. MuaThuHaNoi  |  Tháng Mười Một 3, 2009 lúc 11:10 chiều

    Giờ làm gì còn “giai nào”, yêu người mà lại yêu cả cây như anh Trọng này.

    “Tôi ngước mắt. Những thân cành không lá đâm tua tủa, tõe ra như sét vỡ. Mùa đông mà trời quang đãng. Có cả sao. Đông qua, rồi xuân đến. Cành khô lộc lại nảy. Mùa hè, bằng lăng sẽ trổ hoa. Không có tôi, nàng, Lăng nữa, gốc cây này vẫn xù xì. Người khác lại đến thế chỗ. Vẫn thế.”

    Đọc đến đoạn này là em lại thấy nhớ nhà. Mùa đông Hà Nội đẹp. Nhất là những ngày nắng hanh. Mùa đông đến dự đám cưới của người yêu về…

    Trả lời
    • 6. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 5:24 chiều

      Tui cũng thích mùa Đông. Nó hợp với tâm trạng tui. Vừa buồn bã nhưng lại ấm áp vô chừng. Mùa Đông là một mùa mâu thuẫn và rất hợp với típ người biết lãng mạn.

      Có mùa đông lạnh lùng
      Sương giăng ngoài cửa sổ
      Có đêm dài chẳng ngủ
      Thao thức cùng đèn khuya
      Miu con đi chơi về
      Dừng chân bên bàn viết
      Vươn vai như nuối tiếc
      Cuộc kiếm tìm trong đêm
      Thấy tôi ngôi lặng yên
      Miu lại gần thủ thỉ
      Đêm đã khuya lắm rồi
      Anh ơi anh đi ngủ…
      Trang giấy này chẳng đủ
      Nói trọn lời con tim
      Trang giấy này lặng im
      Miu ơi sao hiểu được
      Có những điều phải vượt
      Có những điều sẽ qua
      Một tình yêu trong ta
      Miu ơi Miu có thấy
      Cuộc đời như lớn dậy
      Yêu Miu quá đi thôi
      Yêu Miu suốt cuộc đời
      Anh cho Miu tất cả./.
      Thơi của tui tặng Miu vợ nhà tui bi giờ đấy. Ngô nghê nhưng mà lãng mạn. Khe…khe…

      Trả lời
      • 7. meogia  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 5:46 chiều

        Miu lại gần thủ thỉ
        – Trời sắp sáng mất rồi
        Anh ơi, mời anh ngủ
        -Miu cứ việc ngủ ngon
        Anh thức thì mặc xác
        Ngày mai anh ngủ bù
        Miu nghe liền gật gù:
        – Té ra Tiến khôn thật
        Trán Tiến liền giật giật
        – Khen Tiến khen cả ngày
        Miu nghe liền cau mày:
        – Như thế thì kiêu thật!

        Trả lời
        • 8. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 6:14 chiều

          Khe…khe…mụ mèo này hay ho đây.

          Trả lời
          • 9. meogia  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 7:42 chiều

            Mèo đây cũng thấy mình hay
            Không hay sao dám vào ngay blog này?
            Sáng trưa chiều tối ngày ngày

          • 10. Small  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:13 chiều

            Thơ meogia làm hay phết đấy, ha ha. Thế mà chủ blog PNT ko cảm động mới là chuyện lạ đó 🙂

          • 11. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:15 chiều

            Cảm động quá ấy chớ.

  • 12. MuaThuHaNoi  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 5:05 chiều

    Giờ làm gì còn “giai nào”, yêu người mà lại yêu cả cây như anh Trọng này.

    “Tôi ngước mắt. Những thân cành không lá đâm tua tủa, tõe ra như sét vỡ. Mùa đông mà trời quang đãng. Có cả sao. Đông qua, rồi xuân đến. Cành khô lộc lại nảy. Mùa hè, bằng lăng sẽ trổ hoa. Không có tôi, nàng, Lăng nữa, gốc cây này vẫn xù xì. Người khác lại đến thế chỗ. Vẫn thế.”

    Đọc đến đoạn này là em lại thấy nhớ nhà. Mùa đông Hà Nội đẹp. Nhất là những ngày nắng hanh. Hà Nội mùa Đông là mùa cưới mà. “Mùa Hà Nội Đông” đến dự đám cưới của người yêu cũ về…Buốt nhỉ bác nhỉ

    Trả lời
    • 13. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 5:27 chiều

      Bài thơ này tui làm dạo Miu vợ còn đang giai đoạn thanh nữ. Giờ đã mấy chục năm. Kể cũng buốt thật.

      Trả lời
  • 14. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 8:45 chiều

    @meogia: Tự thấy mình hay tức là ngồi vuốt đuôi khen đuôi mình dài đây. Đến đoạn này thì phong cho làm tiểu hổ, gặp dân nhậu thì chỉ có mà dài….mắt. Khe….khe….

    Trả lời
  • 15. Small  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:17 chiều

    Chú Tiến lãng mạn thật đấy, bây giờ thỉnh thoảng chú có làm thơ tặng phu nhân nữa ko chú? ngoại hình già theo thời gian nhưng tâm hồn thì trẻ trung mãi mãi, đấy là phong cách của nhà văn PNT mà, thế nên cháu nghĩ thơ và văn mãi mãi sống với thời gian, đúng ko chú?

    Trả lời
    • 16. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Mười Một 4, 2009 lúc 9:35 chiều

      Bi giờ chú và Miu vợ cãi nhau bằng văn vần( vè) tối ngày. Khe…khe…

      Trả lời
      • 17. Thầy đồ trọc  |  Tháng Mười Một 5, 2009 lúc 12:28 sáng

        Tui không tin. Cãi nhau cả ngày thì còn thời gian đâu mà viết? Chỉ yêu nhau cả ngày bằng văn vần thì có :
        Ve vẻ vè ve
        Cái vè ve vuốt
        Xấu,đẹp yêu tuốt
        Vì nhỡ cưới rồi….
        ……….
        Heheee..

        Trả lời
  • 19. Hà Tĩnh  |  Tháng Một 5, 2010 lúc 10:56 chiều

    Tuần sau chị sẽ đùm tình yêu của mình vào cái nải bằng cá, bằng mắm, trăm thứ bà giằn, cả bánh mì tẩm đường sấy..
    ———————

    hi hi hi ” đùm tình yêu” hơi bị hay !

    Trả lời
  • 21. Hà Tĩnh  |  Tháng Một 5, 2010 lúc 11:02 chiều

    Mà thứ hoa lạ lùng, rõ là to, bằng cái ấm tích không ít. Chậm dọn là thối hoăng hoắc..” Với chị Lan thì bằng lăng không là gì hết mà còn là nỗi khổ!
    ———-

    Nàng chỉ bừng tỉnh khi một đài hoa hết thì rụng bộp vào đầu.. cái này cũng buồn cười!

    E chưa đọc kỹ không biết có ẩn dụ gì đây không!? nhưng mà cảm giác ban đầu là cứ phải phì cười với cái giọngt ưng tửng của anh nhà văn..

    Trả lời
    • 22. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Một 5, 2010 lúc 11:35 chiều

      Tưng tửng. Đã nói một lần là thích cái từ này. Khe…khe….

      Trả lời
  • 23. Hà Tĩnh  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 9:55 sáng

    E cũng thích cái truyện Chứng Nhân này, thực ra là “bằng lăng chứng ” nhỉ? xung quanh cái gốc bằng lăng xù xì mà chị Lan quét xoàn xoạt cái chổi tre vào gốc ..là bao nhiêu mảnh tình, mảnh đời ái ố nộ hỉ…K hiểu sao đọc e lại có cảm giác có chất thơ mới lạ chứ…
    hồi xua trường e cũng nhiều bằng lăng lắm, hôm vừa rồi nhìn qua thấy chìm nghìm hết cả bằng lăng đâu rồi í…

    Trả lời
    • 24. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 9:27 chiều

      Nếu là thơ thì nó là thứ thơ…xù xì. Khe…khe….

      Trả lời
      • 25. Hà Tĩnh  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 10:06 chiều

        e k miêu tả ra được nhưng có một cái gì đó nhè nhẹ, dịu dàng ẩn trong những ngôn từ có vẻ như là hơi nhấm nhẳn của một Trọng cũng mang vẻ ngoài thô ráp như vỏ cây bằng lăng. Cảm giác đó dắt người đọc thăm thú con phố nhỏ với những gố bằng lăng,với Trọng và những người quanh Trọng..
        NÓi gì thì nói bằng lăng vẫn rất thi vị với màu tím ngăn ngắt vừa dịu nhẹ vừa “ác liệt” khe khe khe

        Trả lời
        • 26. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 10:10 chiều

          Bằng lăng là một loại cây có thứ hoa dân giã nhưng rất đặc trưng. Dạo ở chiến trường tui bắt gặp cả rừng bằng lăng tím sặc. Bằng lăng ở Hà Nội cũng đặt nhiều dấu ấn trong tâm tưởng những lứa đôi có kỷ niệm gắn với loài hoa này. Trong đó có tui.

          Trả lời
          • 27. Hà Tĩnh  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 10:15 chiều

            Để làm gì. Lăng ơi! Tôi ba mươi tuổi rồi. Chưa già, nhưng không còn trẻ. Những chiếc lá của cây đời xanh tươi, tôi đã bứt, ném đi hoang phí. Chẳng biết có nên tiếc? Tiếng Lăng thoang thoảng:

            – Ta về đi?

            – Thì về.

            Tôi nghe thấy Lăng thở dài.

            Giọng Lăng run run:

            – Thôi, em nói luôn. Mình sẽ không gặp nhau nữa. Kìa, đừng cắt ngang. Em biết anh sẽ cưới em thật. Nhưng không sống được đâu. Không thể sống nổi bằng quá khứ. Đau lắm, thà đừng biết…

            Tôi ngước mắt. Những thân cành không lá đâm tua tủa, tõe ra như sét vỡ. Mùa đông mà trời quang đãng. Có cả sao. Đông qua, rồi xuân đến. Cành khô lộc lại nảy. Mùa hè, bằng lăng sẽ trổ hoa. Không có tôi, nàng, Lăng nữa, gốc cây này vẫn xù xì. Người khác lại đến thế chỗ. Vẫn thế. Tôi lập cập dúi vào tay Lăng bọc đồ mừng đám cưới van vỉ:

            – Mừng em vậy. Cầm đi Lăng. Thôi, chào nhé!

            ————–
            E rất thích đoạn này

          • 28. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 10:44 chiều

            Cảm ơn cái thích. khe….khe….

  • 29. Dong  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 12:05 chiều

    Chết thật, con cái đi học, cơm nấu nồi điện…rồi ngốn truyện ào ào a ri, anh Tiến chắc mở xưởng sản xúât truyện mới kịp cho Hà Tĩnh.

    Trả lời
    • 30. Hà Tĩnh  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 2:22 chiều

      ôi cho dù trăm công ngàn việc thì cũng phải đọc nhanh nhanh của anh Phạm Ngọc Tiến đi để còn có thời gian mà đọc của anh Nguyễn Đình Đồng- nghe nói là tác giả trẻ ở đâu trong Nam đang chuẩn bị ra mắt cả loạt truyện mà @Dong!

      Trả lời
      • 31. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 9:30 chiều

        Đúng, đúng, truyện ngắn Nguyễn Đình Đồng, mắt tui chưa nhìn trật bao giờ về lĩnh vực này.

        Trả lời
    • 32. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 9:28 chiều

      Nỏ kịp. Cạn vốn đến nơi rồi. Phá sản là cùng chứ gì.

      Trả lời
      • 33. Thầy đồ trọc  |  Tháng Một 6, 2010 lúc 11:57 chiều

        Ây thôi bác, đừng làm mọi người lo đi. Năm mới phải động viên mọi người chứ làm gì có phá sản chuyện văn thơ ở đây.
        Còn tay @Dong thì bác nói đúng,bác đoán không trật mô. Hắn đang đặt đường ray đấy, mà đường cao tốc nữa tê. Cả nhà chịu khó đợi ta đợi truyện ngắn Nguyễn Đình Đồng nha !

        Trả lời
        • 34. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Một 7, 2010 lúc 2:20 chiều

          Hết vốn, đọng nợ, không phá sản là gì. Chưa chừng còn bị tịch biên tài sản nhà cửa ấy chứ. Khe…khe…

          Trả lời
  • 35. Hà Tĩnh  |  Tháng Một 12, 2010 lúc 7:35 chiều

    e đọc đi đọc lại truyện này nhiều lần. Một truyện ngắn thật đẹp, như một bài thơ nho nhỏ được ngâm ngợi với những cung bậc âm thanh, giai điệu:có nhịp nhàng của tiếng chổi tre quét lá , hoa bằng lăng rơi rụng của chị Lan, tiếng đấm lưng ” thòm thọp” vụng về trễ nãi của nàng số 9, tiếng đấm thùm thụp đau đớn và bất lực của người yêu cũ, tiếng pháo cưới đùng đoàng như vô tình của đám cưới nàng tình cũ, tiếng bao thuốc lá rơi nhè nhẹ không đủ làm cho những đôi lứa đang quấn quýt bên gốc bằng lăng giật mình, tiếng động cơ xe máy cũ chở Trọng và Lăng đi dự đám cưới của người yêu cũ, tiếng đài hoa rơi bộp lên đầu của người ấy, thoang thoảng tiếng nói , tiếng thở dài của Lăng” ta về đi..” ….và điểm xuyết những sắc màu: màu xanh của lá bằng lăng, màu tím thẫm của vòm hoa bằng lăng; màu tím nhuộm đẫm tình của Trọng, màu hồng thiệp cưới của nàng…có hình ảnh đôi mắt đờ đẫn của chị Lan nhìn qua chấn song sắt cám cảnh cho người chồng tù tội, có đôi mắt ngấn nươc của người ấy ngày vu quy, đôi mắt khô khốc ngước nhìn trời cao, ngước nhìn tán bằng lang kỉ niệm của Trọng..và còn có sự hiện diện của ” đùm tình yêu” gói ghém tình cảm của chị Lan cho chồng trong tù, gói quà cưới cay đắng của Trọng cho người ấy ..
    và e hình dung rất rõ những cây bằng lăng lặng thầm nở hoa, lặng thầm rơi rụng, vòm lá tím đen mỗi khi chiều xuống âm thầm chứng kiến bao yêu thương, chia ly của những lứa đôi. Những cây bằng lăng thầm lặng bên đời, bên người.
    Tất cả xếp đặt và quay quanh Trọng, chàng trai yêu người mà yêu cả cây hay là yêu cây mà yêu người?
    Bối cảnh truyện là một khu phố tím sắc hoa bằng lăng vào mua hoa nở ở Hà Nội. E thì nói thật là e chưa bao giờ nghĩ là mình yêu Hà nội với ý nghĩa HN có một vị trí gì đó thật cao, thật sâu trong trái tim mình. Đến HN là do sự sắp đặt của cuộc sống, của mưu sinh, chứ không phải đến vì yêu và mơ ước được đến.
    Hhình ảnh HN vì thế không là ám ảnh lớn lắm khi xa nơi đó. Tuy nhiên đọc HN trong Nhân chứng cảm giác như cầm nắm được một HN hiền hòa, chừng mực; HN của những chàng trai và cô gái biết dừng lại ở một điểm dừng nào đó để không gây nỗi đau quá lớn cho ai như Ngân, như Trong, như Lăng..HN của những con người bình dị đáng yêu như chị Lan…Hà nội của những con phố hiền hòa nép mình dưới những tán cây…Hà nội của những mùa cây xao xác thay lá báo hiệu mùa cưới đến, của lộng lẫy mùa những loài cây nở hoa, Hà Nội của những lứa đôi yêu nhau dưới những tán cây che chở..Hà Nội hiện ra thật đẹp!
    Tuy nhiên e nghĩ ai cũng có một miền quê với những kí ức không phai gắn liền với những góc phố, góc làng nào đó…Và Nhân chứng- e có cảm giác đó là món quà nho nhỏ, giản dị dành tặng cho bất cứ ai đã và đang đi qua thời trẻ trung,thời của những yêu thương hờn giận…

    Trả lời
    • 36. Phạm Ngọc Tiến  |  Tháng Một 13, 2010 lúc 12:19 sáng

      “Tuy nhiên e nghĩ ai cũng có một miền quê với những kí ức không phai gắn liền với những góc phố, góc làng nào đó…Và Nhân chứng- e có cảm giác đó là món quà nho nhỏ, giản dị dành tặng cho bất cứ ai đã và đang đi qua thời trẻ trung,thời của những yêu thương hờn giận…”….
      Và cái thời ấy đang hiện diện, luôn hiện diện trong ký ức mỗi người dù nó đã lùi thật sâu xa lắc trong thời gian mù thẳm. Nó là chân lý, là Chứng nhân để mỗi một cuộc đời tồn tại.
      Cảm ơn HT đã lật xới.

      Trả lời

Bình luận về bài viết này

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Tháng Bảy 2009
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

CHÀO KHÁCH

free counters